Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Chết trong đêm Noel - Chương 4 - Truyện trinh thám hình sự - Agatha Christie

Chương 4

Chỉnh tề và trân trọng, George Lee bước vào phòng. - Một vụ kinh khủng!... Anh ta lắc đầu và nói... Một vụ ghê tởm! Chắc chắn đây là tội ác của một thằng điên.  Đại tá Johnson khiêm tốn hỏi lại:  - Đây là quan niệm của ông ư?  - Đúng thế. Tôi không có lời giải thích nào khác. Một thằng điên nào đó vừa trốn thoát khỏi trại đi gây tội ác.  Sugden nói ngay:  - Chúng tôi vừa đi quan sát quanh ngôi nhà. Mọi cửa sổ đều được gài chặt. Cổng và cửa ra vào đều được khóa cẩn thận. Không ai ra khỏi bếp mà không bị những người giúp việc nhìn thấy.  - Xem nào! Thật là mơ hồ!... George Lee kêu lên... Ông nói như thể cha tôi không bị giết hại ư?  - Khốn thay, việc giết người lại quá rõ ràng. Cảnh sát trưởng Sugden tuyên bố.  Đại tá Johnson hắng giọng và tiếp tục cuộc thẩm vấn:  - Lúc xảy ra vụ giết người thì ông đang ở đâu?  - Trong phòng ăn. Không phải, lúc ấy tôi đang ở trong văn phòng để gọi điện thoại.  - Ông đang gọi dây nói ư?  - Vâng, tôi đang noí chuyện với một nhân viên của mình ở Westeringham để bàn về một vấn đề quan trọng. - Và khi noí chuyện xong thì ông nghe thấy tiếng kêu ư?  George Lee hơi rùng mình:  - Vâng, một tiếng kêu kinh hoàng khiến tôi run bắn người lên... và tiếp đó là một tiếng rên rỉ bị bóp nghẹt.  Anh lấy khăn tay để lau trán.  - Một cái chết kinh khủng! George lẩm bẩm.  - Và ông chạy lên trên lầu, đúng chứ? Ông có gặp các anh của ông không. Ông Alfred và ông Harry?  - Không, các anh ấy đã lên trên đó trước tôi.  - Lần cuối cùng ông nhìn thấy cha ông là vào lúc nào?  - Buổi chiều. Cha tôi cho gọi mọi người lên phòng của ông.  - Sau này ông không gặp ông cụ nữa chứ?  - Không.  Yên lặng một lát, đại tá Johnson hỏi tiếp:  - Ông có biết cha ông có những viên kim cương có giá trị lớn để trong két sắt trong phòng của cụ không?  George Lee gật đầu xác nhận:  - Cha tôi đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng... Anh tuyên bố với giọng chê trách... Rất nhiều lần tôi đã nhắc nhở ông cụ. Người ta có thể giết ông... để cướp đoạt... Có nghĩa là...  Đại tá Johnson ngắt lời anh:  - Ông có biết những viên kim cương ấy đã biến mất rồi không?  Cằm của George trễ ra, mắt nhìn chằm chằm vào đại tá Johnson: - Đây là một vụ giết người cướp của ư?  Johnson chậm rãi bảo anh:  - Cha ông đã xác nhận việc mất những viên đá quý ấy và đã báo việc này cho cảnh sát một vài tiếng đồng hồ trước khi qua đời.  - Tôi không hiểu... Tôi...  Hercule Poirot bảo anh:  - Chúng tôi cũng không hiểu gì cả. Harry bước vào văn phòng với vẻ gây gổ. Poirot cau mày nhìn anh. Anh có cảm giác đã nhìn thấy người này ở đâu rồi. Anh chú ý những đặc điểm trên mặt: mũi khoằm, cằm bạnh và thấy rằng Harry cao lớn hơn cha nhưng giống hệt ông cụ. Anh còn nhận ra một điều khác: Harry đang che đậy sự bối rối của mình dưới vẻ gây gổ ấy.  - Nào, thưa các ông, các ông muốn gì ở tôi? Harry hỏi.  Đại tá Johnson trả lời:  - Chúng tôi sẽ rất sung sướng nếu ông có thể làm sáng tỏ những chuyện đã xảy ra vào buổi tối.  Harry Lee lắc đầu:  - Tôi chẳng biết gì cả. Tất cả những cái đã xảy ra đều kinh tởm và không ai mong đợi!  - Ông vừa ở nước ngoài về, tôi cho là như vậy, ông Lee.  Harry quay sang nhà thám tử nước Bỉ.  - Vâng, tôi trở lại nước Anh vừa được một tuần lễ.  - Ông xa nhà đã lâu chưa?  Harry Lee hếch cằm lên và càu nhàu:  - Tốt hơn cả là nói thật với các ông. Nếu không thì cũng có một người nào đó cho các ông biết về tôi. Thưa các ông, tôi là đứa con hư của gia đình! Do đó hai chục năm nay tôi không bước chân về ngôi nhà này.  - Nhưng bây giờ ông đã trở về. Ông có thể cho chúng tôi biết tại sao không? Poirot hỏi.  Với vẻ thật thà, Harry trả lời ngay:  - Vẫn là cái vòng luẩn quẩn. Chán những đồ thừa mà lợn ăn... hoặc không ăn (tôi không biết rõ), tôi nghĩ đến con bê béo quay để có một sự thay đổi đáng giá. Tôi nhận được một bức thư của cha tôi mời tôi về nhà. Tôi nghe lời ông và trở về. Đó là tất cả.  - Ông sẽ ở lại đây trong một thời gian ngắn... hay ở lâu dài?  - Tôi về nhà để được sống khá hơn. Harry tuyên bố.  - Và cha ông có muốn như vậy không?  - Ông cụ rất vui mừng... Harry bật cười làm những vết nhăn ở đuôi mắt hằn lên sau khi nói... Cha tôi chỉ lo ngại về anh Alfred! Alfred là đứa con trai có hiếu và có nhiều đức tính tốt, nhưng ông cụ vẫn lo ngại. Thời trai trẻ ông cụ là một người quyết đoán. Ông hy vọng mình được vui vẻ khi có tôi ở bên.  - Anh trai và chị dâu ông có tán thành việc ông ở lại đây không? Poirot nhướn lông mày lên và hỏi.  - Alfred ư? Anh ấy tức điên lên. Còn chị Lydia thì tôi không biết như thế nào. Chắc chắn chị ấy bực mình về người chồng. Tôi cho rằng cuối cùng thì chị ấy cũng đồng ý. Tôi quý chị Lydia, mộ phụ nữ thú vị. Tôi sẽ sống hòa thuận với chị ấy, nhưng với Alfred thì lại khác. Bao giờ anh ấy cũng ghét bỏ tôi. Bao giờ anh ấy cũng là một người con trai sống ru rú ở xó nhà và luôn luôn dễ bảo. Cuối cùng thì anh ấy có lợi gì? Giống như mọi người con trai tốt sống với cha, anh ta chỉ thu được nhiều lời mắng mỏ không hơn. Xin các ông hãy tin tôi, đạo đức thì không bao giờ được khen thưởng... Anh ngừng lại một chút để theo dõi phản ứng của những người nghe, rồi lại nói tiếp... Tôi mong sự thành thật của mình không làm cho các ông bực mình. Dù sao các ông cũng sẽ tìm ra sự thật, đúng không? Cuối cùng các ông cũng sẽ đưa ra ánh sáng cái tồi tệ của gia đình này. Vì thế tốt hơn cả là tôi nên nói trước với các ông. Tôi không quá thương cảm về cái chết của cha tôi... Thời niên thiếu tôi đã sống thiếu ông. Tuy nhiên đó là cha tôi và ông bị giết hại. Tôi rất mong cái chết của ông được trả thù!... Anh gẵi cằm và nhìn mọi người... Trong gia đình chúng tôi, chúng tôi muốn trả thù cái mà người ta đã gây ra cho chúng tôi . Một người họ Lee thì không dễ quên. Tôi muốn kẻ giết cha tôi bị treo cổ lên.  - Hãy tin ở chúng tôi, ông Lee. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình. Sugden nói.  - Nếu các ông không tóm được thủ phạm thì tôi sẽ làm việc này và tôi sẽ tự tay trừng trị hắn. Harry tuyên bố bằng giọng ngắn gọn. Đại tá Johnson hỏi anh:  - Ông có ý kiến gì về thủ phạm không, ông Lee?  - Không... Harry trả lời... Tôi không có ý kiến gì cả. Càng nghĩ thì tôi càng khẳng định rằng cha tôi không thể bi giết hại bởi một người bên ngoài. - A! Sugden nói và cúi đầu xuống nhìn anh.  - Nhưng... Harry nói tiếp... Người trong nhà này thì ai là người giết cha tôi? Ai có thể phạm một tội ác như vậy? Tôi không nghi ngờ gì những người giúp việc. Ông Tressilian làm việc ở đây từ thời hồng hoang. Cái thằng người hầu bé con mất dạy ấy ư? Chắc là không phải. Còn Horbury, một thằng kỳ cục, nhưng ông Tressilian nói là nó đi xem chiếu bóng. Tôi gạt Stephen sang một bên. Tôi cho rằng không một ai trong số anh em tôi đã làm việc này: Alfred ư? Anh ấy rất quí mến cha. George ư? Chú ấy thiếu can đảm. David ư? Nó là một thằng mơ mộng. Nó rất hoảng hốt khi thấy ngón tay chảy máu. Cánh phụ nữ ư? Một người đàn bà thì không thể cắt họng một người đàn ông được. Vậy thì ai đã giết cha tôi? Tôi không thể nghi ngờ ai đã giết cha tôi được.  Đại tá Johnson hắng giọng... theo thói quen.  - Lần cuối cùng ông thấy cha ông vào lúc nào?  - Sau bữa dùng trà. Ông cụ trách mắng Alfred trong vấn đề của kẻ tôi tớ của các ngài đây. Ông già buồn với chính mình và để giải trí, ông thường gây ra những vụ cãi lộn. Do đó, theo tôi, tại sao ông lại giấu việc tôi trở về. Do đó tại sao ông lại tung tin là mình sẽ viết lại bản di chúc.  Poirot khẽ cựa quậy và hỏi nhỏ:  - Cha ông có nói đến bản di chúc ư?  - Vâng, trước mặt cả gia đình... để thăm dò sự phản ứng của chúng tôi. Ông gọi điện thoại cho người chưởng khế của mình tới nhà sau lễ Noel để thảo luận vấn đề này với ông.  Poirot hỏi:  - Ông cụ muốn thay đổi như thế nào?  Harry nhăn mặt:  - Cái đó thì cha tôi không nói với chúng tôi! Con cáo già ấy không muốn như vậy. Tôi hình dung.... hay nói cho đúng hơn tôi hy vọng... là việc sửa đổi đó có lợi cho kẻ tôi tớ của các ngài đây. Chắc chắn trong bản di chúc cũ, ông đã truất phần của tôi, nay muốn sửa chữa lại. Một tin xấu với những người khác! Ông cũng nghĩ đến Pilar. Ông đã bị nó mê hoặc và muốn để lại cho nó một cái gì đó. Các ông đã nhìn thấy Pilar chưa? Cô cháu gái người Tây Ban Nha của tôi? Một cái đẹp... phương bắc... và cũng dữ dằn nữa. Nếu tôi không phải là cậu nó... - Ông nói rằng cha ông đã say mê cô gái ư?  - Phải. Nó thường lên nói chuyện với ông ngoại. Nó biết nó đang muốn gì, đồ con chó! Bây giờ ông già đã qua đời, không thể làm di chúc cho Pilar nữa... kể cả tôi. Thật là khốn khổ!  Anh cau mày rồi đổi giọng:  - Thôi, cho qua câu chuyện ấy. Ông hỏi tôi thấy cha tôi lần cuối cùng vào lúc nào ư? Như đã nói với các ông, đó là sau bữa dùng trà... quá sáu giờ. Cha tôi rất vui vẻ tuy hơi mệt. Khi đi ra, tôi để lại ông với Horbury. Từ sau lúc ấy, tôi không nhìn thấy ông đang sống nữa.  - Ông đang ở đâu lúc ông cụ bị giết chết?  - Trong phòng ăn với anh Alfred. Sự hòa thuận chưa đến ngay được. Chúng tôi đang tranh luận thì thấy tiếng động lớn ngay trên lầu. Có thể nói rằng có đến mười người đang vật lộn nhau trên lầu. Thế rồi người cha khốn khổ của tôi kêu lên... giống như tiếng kêu của một con lợn đang bị chọc tiết. Alfred tê liệt, ngồi như pho tượng trên ghế, cái cằm trễ ra. Tôi phải lay gọi anh ấy và chúng tôi cùng lên thang gác. Cửa bị khóa, phải khó khăn lắm chúng tôi mới phá được cửa. Làm sao cửa lại bị khóa? Trong phòng không có ai ngoài cha tôi và tôi xin thề rằng kẻ giết người không thể chui qua cửa sổ được.  Cảnh sát trưởng Sugden cãi lại:  - Cửa được khóa từ bên ngoài.  - Sao?... Harry mở to mắt... Tôi xin thề với ông rằng cửa được khóa từ bên trong.  - Ông đã nhìn kỹ chi tiết ấy chứ? Poirot hỏi.  - Vâng. Không gì qua được mắt tôi. Tôi có thói quen nhìn tất cả.  Anh đưa mắt nhìn những người đang thẩm vấn mình:  - Các ông còn hỏi gì tôi nữa không?  - Không, cảm ơn ông Lee, bây giờ thì hết... Đại tá Johnson nói với anh... Nhờ ông nói với người tiếp sau tới đây, được không?  - Chắc chắn là được, thưa ông.  Anh đi ra mà không ngoái nhìn lại đằng sau. Đại tá Johnson hỏi người cảnh sát trưởng:  - Anh nghĩ thế nào, Sugden?  Ngập ngừng, Sugden ngẩng đầu rồi nói:  - Anh ta đang sợ một cái gì đó. Nhưng là cái gì? Magdalene đứng một lúc trước cửa văn phòng trong đó có hai người cảnh sát và Hercule Poirot. Bằng những ngón tay thon thả, chị vỗ lên mái tóc vàng óng. Chiếc áo màu xanh lá cây làm nổi bật những đường nét của cơ thể chị. Chị tỏ ra còn rất trẻ và có phần sợ sệt.  Cả ba người đàn ông đều nhìn chị. Cặp mắt của Johnson biểu thị một sự khâm phục. Còn Sugden thì đang muốn làm để nhanh chóng kết thúc công việc.  Nhưng người đàn bà trẻ thấy cái nhìn của Hercule Poirot có một sự ngạc nhiên kỳ lạ: Poirot không mấy tán thưởng sắc đẹp của chị mà thấy rõ ưu thế mà chị giành được. Chị không biết Poirot đang tự nhủ: "Một người mẫu đẹp nhưng có cặp mắt cứng rắn!" Đại tá Johnson thì nghĩ: "George Lee lấy được cô vợ rất đẹp! Nhưng anh chàng phải canh chừng cô ả, vì ả biết cách làm nũng với đàn ông, ả Magdalene này!". Về phần mình, Sugden nghĩ: "Mụ cho ta cái cảm giác một cái đầu trống rỗng... chỉ lo lắng về ăn mặc. Ta phải thẩm vấn mụ ngay mới được".  - Mời bà ngồi, bà Lee! Xem nào, bà là...  - George Lee.  Chị nhận chiếc ghế của Johnson đưa cho với một nụ cười đáng mến như muốn nói: "Tuy là cảnh sát nhưng nhìn anh không đáng sợ lắm!". Nụ cười ấy chuyển sang Poirot: "Những người ngoại quốc rất nhạy cảm trước sắc đẹp của phụ nữ!". Chị ít lo ngại về Sugden.  Khoanh tay, một động tác đẹp để tỏ ra mình đang thất vọng, chị kêu lên:  - Thật là kinh tởm! Tôi đã quá khiếp sợ.  - Nào, nào, bà Lee... Đại tá Johnson nói với vẻ quan tâm... Tội ác ấy đã làm bà xúc động, tôi biết. Bây giờ sự hoảng hốt đầu tiên đã qua đi, chúng tôi muốn nghe chính bà nói về những việc đã xảy ra.  - Tôi chẳng biết gì cả!... Chị lại kêu lê... Tôi xin thề. Đại tá Johnson mắt lim dim nhìn chị một lúc rồi nhẹ nhàng nói: - Không phải vậy đâu.  - Chúng tôi về đây vào hôm qua. Anh George khăng khăng buộc tôi phải đi theo anh về dự lễ Noel. Đúng ra không đi thì tốt hơn. Chưa bao giờ tôi xúc động như thế này.  - Một thử thách nặng nề... Thật vậy.  - Xin các ông hiểu cho, tôi không biết mấy về gia đình George. Tôi chỉ gặp cha anh có hai lần. Một lần trong đám cưới và một lần khác. Tôi thường gặp anh Alfred và chị Lydia, nhưng tôi cũng không hiểu họ hơn những người khác. Một lần nữa Magdalene lại đóng vai cô gái nhút nhát. Poirot thán phục: "Chị ta đóng kịch rất giỏi".  - Được... Đại tá Johnson nói... Bà nói xem, bà gặp người bố chồng đang còn sống lần cuối cùng là lúc nào?  - Ô! Buổi chiều... thật đáng sợ!  - Đáng sợ ư? Tại sao? Johnson hỏi ngay.  - Mọi người đang nổi giận!  - Ai đang nổi giận?  - Tất cả trừ anh George. Cha anh không nói gì với anh nhưng những người khác... - Nói cho đúng thì đã xảy ra việc gì? - Thế này... Bố chồng tôi bảo chúng tôi lên gặp ông. Khi chúng tôi đi tới cửa thì ông đang nói chuyện bằng điện thoại với người chưởng khế của mình về bản di chúc. Sau đó ông trách mắng anh Alfred. Đúng là anh Alfred không muốn cho anh Harry ở lại nhà vì hình như Harry đã đối xử không tốt với gia đình. Sau đó bố chồng tôi nói về người vợ của mình. Bà đã qua đời từ lâu. Ông bảo vợ ông ngốc nghếch như một con ngỗng. Ngay lập tức anh David đứng bật dậy, sẵn sàng nhảy vào bóp cổ ông cụ. Ô!...  Đột nhiên chị ngừng nói, vẻ sợ hãi:  - Đó không phải là điều tôi muốn nói.  Với giọng khuyến khích, đại tá Johnson bảo chị:  - Tôi rất hiểu. Đấy chỉ là cách nói.  - Chị Hilda, vợ anh David khuyên giải chồng và... thế là hết. Ông gìa bảo không muốn gặp ai trong chúng tôi trong buổi chiều. Và chúng tôi rời khỏi phòng của ông.  - Đấy là lần cuối cùng bà thấy ông cụ ư?  - Vâng. Cho đến lúc... cho đến lúc...  Chị run lên.  - Được... Đại tá Johnson nói... Bây giờ tôi hỏi, bà đang ở đâu khi xảy ra vụ án mạng ấy?  - Khoan... Tôi cho rằng mình đang ở phòng khách.  - Bà có tin chắc không?  Người đàn bà trẻ hấp háy mắt và cụp mi mắt xuống.  - Ô! Tôi ngốc quá. Tôi đã đi gọi điện thoại. Bao giờ tôi cũng quên...  - Bà đang gọi máy nói ư? Trong căn phòng này ư?  - Vâng. Đó là chiếc máy điện thoại duy nhất trong nhà, không kể chiếc ở trên lầu, của bố chồng tôi.  Cảnh sát trưởng Sugden hỏi chị:  - Lúc ấy có ai ở bên bà không?  - Ô! Không. Chỉ có một mình tôi!  - Bà dùng máy nói có lâu không?  - Khá lâu. Vì phải chờ để nối dây. - Bà gọi nội tỉnh, phải không?  - Vâng. Gọi đi Westeringham.  - Rồi sao nữa?  - Rồi xảy ra tiếng kêu ghê rợn ấy... Và mọi người chạy lên gác... Cửa đã khóa... Người ta phải phá cửa. Ôi! Thật là một cơn ác mộng! Tôi sẽ nhớ suốt đời.  - Không đến nỗi như vậy đâu. Ông đại tá nói với vẻ thông cảm.  Rồi ông hỏi tiếp:  - Bà có biết trong két sắt của bố chồng bà có những viên kim cương không?  - Không thể như vậy được? Kim cương thật hay giả?  Hercule Poirot trả lời chị:  - Vâng, thưa bà, kim cương thật, trị giá khoảng mười ngàn đồng bảng.  - Ôi! Tiếng kêu đó chứa đựng sự ham mê tột cùng - Đến lúc này tôi cho rằng đây là tất cả những điều tôi muốn hỏi bà, bà Lee. Đại tá Johnson nói.  - Xin cảm ơn. Chị nói và đứng lên.  Chị nhìn ông đại tá và Hercule Poirot với cặp mắt biết ơn, rồi ngẩng cao đầu đi ra cửa.  - Nhờ bà mời giúp ông David, anh chồng của bà, tới gặp chúng tôi. Đại tá Johnson nói với theo. Khép lại cánh cửa sau lưng người đàn bà, đại tá Johnson trở lại bàn.  - Các ông nghĩ thế nào?... Ông hỏi hai người... Công việc tiến triển đấy chứ? Hãy chú ý một chi tiết: George Lee đang gọi điện thoại thì nghe thấy tiếng kêu! Vợ anh ta cũng vậy. Có một người nào đó nói dối vì trong nhà chỉ có một cái điện thoại duy nhất.  Ông nói thêm:  - Sugden, ý kiến của anh như thế nào?  Người cảnh sát trưởng chậm chạp nói:  - Tôi không muốn chê bai người đàn bà ấy tuy tôi cho rằng chị ta có thể bòn rút tiền của đàn ông bằng bất cứ cách nào. Tôi không xếp chị ta vào loại có khả năng cắt cổ một người đàn ông nhưng chị ta có thể lấy tiền bằng cách khác.  - A! Ông bạn, đúng là không biết đâu mà lường được. Poirot lẩm bẩm.  - Còn ông, ông Poirot, ông nói sao?  Hercule Poirot cúi xuống đặt lại tờ giấy thấm trên mặt bàn, búng ngón tay vào hạt bụi trên chiếc chụp đèn rồi trả lời:  - Hình như chúng ta bắt đầu biết về tính cách của nạn nhân. Đối với tôi, lời giải thích cho vụ này nằm trong nhân cách của ông già Simeon Lee.  Đại tá Johnson ngỡ ngàn quang sang Poirot.  - Tôi không hiểu ý ông, ông Poirot. Tính cách của người qua đời thì có liên quan gì đến việc này?  Poirot suy nghĩ rồi nói:  - Tính cách của nạn nhân gần như bao giờ cũng giải thích kết cục đời của người ấy. Lòng tốt và sự tin tưởng vào con người của Desdemone là những nguyên nhân của cái chết của cô ta. Một người đàn bà từng trải sẽ thấy ngay những thủ đoạn của Iago và tìm cách chống lại hắn (Desdemone và Iago là những nhân vật trong vở kịch Othello của Shakespeare (1564 - 1616), nhà soạn kịch người Anh). Marat mắc một bệnh ngoài da phải chết trong khi tắm và tên giảo quyệt Mercutio chết vì một mũi kiếm.  Đại tá Johnson vuốt bộ ria:  - Thật ra thì ông muốn nói gì, ông Poirot?  - Tôi muốn nói rằng ông Lee vì bản chất và sự điều độ của mình vẫn còn sức khỏe ở mức nhất định và cái đó giải thích cái chết của ông ấy.  - Vậy ông không cho rằng người ta giết ông già để chiếm lấy những viên kim cương ư?  - Thật vậy, ông Poirot... Sugden nói với vẻ hiểu biết người đối thoại... Ông Lee là một người bảo thủ. Ông giữ những viên không chế tác để nhớ đến quá khứ. Chính vì như vậy mà ông già giữ kim cương nguyên thủy.  - Đúng thế, đúng thế... Poirot mạnh dạn nói... Ông thật sáng suốt, ông Sugden.  Người cảnh sát trưởng tỏ vẻ bối rối trước lời khen nhưng Johnson nói ngay:  - Ông Poirot, còn một việc nữa. Không hiểu ông có để ý tới không. - Vâng... Poirot nói... Tôi biết ông định nói gì rồi. Vô tình mà bà George Lee đã cho chúng ta biết một số việc. Bà ta đã noí một cách gần như chính xác về cuộc họp gia đình. Với vẻ vô tư, bà ta cho biết người anh chồng là Alfred đã vô cùng tức giận với người cha và David có vẻ như sắp giết ông già. Chắc chắn hai điều xác nhận ấy là đúng. Từ đó chúng ta dễ dàng tìm hiểu những gì đã diễn biến trong đầu óc ông Simeon Lee. Tại sao ông già lại triệu tập cả gia đình về bên mình? Tại sao ông già lại chọn đúng lúc các con vừa tới trước cửa phòng mình để nói chuyện với ông chưởng khế? Không thể là ngẫu nhiên được. Ông già muốn mọi người nghe được câu chuyện! Ông già khốn khổ, một mình ngồi trên ghế bành, mất hết thú vui thời niên thiếu, tìm sự vui đùa bằng cách kích thích lòng tham lam và ngờ vực của con người và cả những ham thích của họ nữa! Trong trò chơi nhỏ ấy, ông không quên một người nào cả. Ông đã châm chọc George Lee cũng như những người khác. Vợ anh ta không nói về chuyện này. Cả vợ anh ta chắc chắn cũng nhận được một vài mũi tên độc. Những người khác sẽ cho chúng ta biết ông già đã nói với vợ chồng George như thế nào.  Anh ngừng lời vì cánh cửa vừa mới bật mở và David Lee bước vào. David Lee bình tĩnh một cách khác thường. Bằng những bước quả quyết, anh đến bên bàn, lấy một chiếc ghế và ngồi trước mặt đại tá Johnson đang nhìn anh bằng cặp mắt nghiêm khắc và dò hỏi. Ánh đèn điện làm nổi bật mớ tóc vàng, trán và má của anh. Anh có vẻ còn rất trẻ và người ta khó tưởng tượng đây lại là con trai của người đang nằm co quắp trên lầu.  - Nào, thưa các ông... Anh nói... Các ông muốn gì ở tôi?  Đại tá Johnson lên tiếng:  - Ông Lee, hình như đã có một cuộc họp gia đình trong phòng của cha ông vào buổi chiều, đúng chứ?  - Đúng, nhưng chẳng có gì là đặc biệt cả. Đấy không phải là cuộc họp gia đình hoặc một cái gì đó tương tự.  - Vậy đã xảy ra chuyện gì?  Không bối rối, David trả lời:  - Lúc ấy cha tôi có vẻ bực bội. Đó là một ông già tàn tật, tôi có thể tha thứ cho ông được. Tôi cho rằng ông gọi chúng tôi tới để kích động sự hiềm thù trong anh em chúng tôi.  - Ông có nhớ những lời nói của ông cụ không?  - Cha tôi nói những câu rất ngu ngốc. Ông chê trách chúng tôi không ra cái trò trống gì cả. Ông nói không ai xứng đáng với dòng họ trừ Pilar, cháu gái tôi mới từ Tây Ban Nha tới. Và...  Anh bỗng dưng ngừng nói. Poirot thúc giục:  - Ông Lee, xin ông noí đúng từng lời của cha ông.  Tuy không muốn, David vẫn nói tiếp:  - Bằng một giọng khàn khàn, cha tôi noí ông có nhiều con ngoài giá thú ở khắp nơi và hy vọng rằng họ hơn ông và hơn bất cứ đứa con chính thức nào của ông... David nhắc lại từng lời, vẻ chán ngán hiện lên bộ mặt tinh tế của anh.  Cảnh sát trưởng Sugden nhìn anh rồi hỏi:  - Cha ông có noí gì với em trai ông là ông George Lee không?  - Với George ư? Tôi không nhớ... A! Có, hình như ông cụ bảo chú ấy phải tiết kiệm trong chi tiêu, vì ông cụ sẽ phải giảm bớt khoản trợ cấp thường xuyên cho chú ấy. George phiền muộn, mặt đỏ như con gà trống tây. Chú ấy bảo mình không thể làm được gì hơn. Bằng một giọng lạnh lùng, ông cụ bảo ông không có cách chọn lựa nào khác và vợ chú ấy sẽ giúp chồng trong việc này. Đây là một sự chế nhạo. Trong gia đình, George vốn là người keo kiệt, còn Magdalene lại tiêu hoang. Thím ta có những sở thích quá đáng .... - Bà ấy cũng ... rất phiền muộn nữa ... - Poirot nhận xét . - Đúng thế . Cha tôi lại cho thím ta một mũi kiếm ... khá độc ác nữa .... noí rằng thím sống với một sĩ quan về hưu . Ddúng đây là cha của Magdalene, nhưng cách nói của ông cụ làm cho mọi người nghi hoặc . Đôi tai của Magdalene khốn khổ đỏ nhừ .  - Ông cụ có noí về vợ mình, tức mẹ của ông không? Poirot hỏi.  Máu dồn lên mặt, hai bên thái dương giật giật, David nắm chặt hai bàn tay đặt trên bàn. Bằng một giọng nghẹn ngào anh nói:  - Phải, ông ấy đã chửi rủa mẹ tôi.  - Như thế nào? Đại tá Johnson hỏi.  - Tôi không nhớ chính xác. Ông cụ thốt ra những lời khinh bỉ.  - Mẹ ông đã qua đời từ lâu rồi, đúng không?  - Bà chết từ lúc tôi còn là đứa trẻ.  David trả lời.  - Chắc rằng bà sống không hạnh phúc lắm?  David cười ngao ngán:  - Ai có thể sung sướng khi sống với một người như cha tôi? Mẹ tôi là một vị thánh. Bà chết vì đau khổ.  - Cha ông có thành thực thương tiếc vợ không?  Bằng một giọng cộc cằn, David trả lời:  - Tôi không biết. Mẹ tôi qua đời là tôi bỏ nhà đi ngay.  Nghỉ một thoáng rồi anh noí tiếp.  - Có thể là các ông không hiểu hết. Khi nhận được lời mời của cha tôi thì tôi đã không gặp ông cụ hai chục năm rồi. Tôi không thể nói nhiều về tính cách, kẻ thù cũng như những việc đã xảy ra trong ngôi nhà này.  Đại tá Johnson hỏi anh:  - Ông có biết cha ông vẫn cất giữ trong két sắt trong phòng những viên kim cương có giá trị lớn không?  David noí một cách dửng dưng:  - Cha tôi thật là dại dột. Tôi không biết việc này.  - Ông có thể cho tôi biết thời khóa biểu trong buổi chiều của ông không? Johnson hỏi.  - Tôi đã làm những gì ư? Ờ!... Tôi nhanh chóng rời bàn ăn. Ngồi để uống rượu poóc-tô cũng buồn, hơn nữa anh Alfred và anh Harry đang gây sự cãi nhau. Tôi không ưa chuyện đôi co. Tôi ra khỏi phòng ăn và đến phòng hòa nhạc để chơi dương cầm.  - Phòng hòa nhạc kế bên phòng khách, đúng không? Poirot hỏi.  - Phải... tôi chơi nhạc cho đến lúc... cho đến lúc xảy ra việc kinh tởm ấy.  - Đúng ra thì ông nghe thấy những gì?  - Tiếng đồ gỗ bị đổ ở trên đó. Rồi một tiếng kêu khủng khiếp... Anh nắm tay lại... Tiếng kêu của một người chịu nhục hình dưới địa ngục. Trời! Thật là kinh khủng.  - Chỉ có một mình ông trong phòng hòa nhạc thôi ư?  - Không, vợ tôi cũng có mặt ở đấy. Từ phòng khách cô ấy vào đây với tôi. Sau đó, chúng tôi chạy lên lầu cũng với những người khác.  Anh bỗng hỏi thêm:  - Các ông có muốn tôi mô tả những cái tôi đã nhìn thấy trên đó không?  - Không, không cần thiết... Johnson bảo anh... Như vậy là đủ rồi, ông Lee . Ông có nghi ngờ ai đã giết cha mình không?  David dại dột tuyên bố:  - Ô! Có chứ! Không ít người muốn cái chết ấy... Nhưng tôi không thể biết ai là người đã gây ra tội ác này!  Anh đi ra và đóng sập cửa lại. Đại tá Johnson vừa hắng giọng thì cánh cửa bật mở và Hilda Lee bước vào . Hercule Poirot tò mò nhìn chị. Anh nghĩ những người con trai của ông già Simeon Lee đã lấy những người vợ khác thường. Lydia thì thông minh như một con chó săn nhỏ. Magdalene có một vẻ quyến rũ quý phái, còn Hilda thì có một sức mạnh bảo vệ. Chị có vẻ rất trẻ mặc dù bộ tóc đơn điệu và chiếc áo đã lỗi thời. Không có một sợi tóc màu xám nào lẫn vào bộ tóc màu hạt dẻ và cặp mắt màu nâu sáng lên như hai ngọn đèn trên bộ mặt đầy đặn.  "Đây là một phụ nữ can đảm". Poirot tự nhủ.  Với một giọng đáng mến, đại tá Johnson nói vơi Hilda:  - Cái chết ấy đã gây ra cho bà một cú sốc đáng sợ, bà Lee. Theo ông nhà thì đây là lần đầu tiên bà tới lâu đài Gorston, phải không?  Chị gật đầu. - Trước đây bà có gặp ông bố chồng lần nào không?  Chị trả lời bằng một giọng từ tốn:  - Chưa. Anh David lấy tôi sau khi bỏ nhà ra đi. Anh ấy không muốn gặp lại gia đình nữa. Bây giờ tôi mới biết mọi người.  - Tại sao ông bà lại quyết định về thăm nhà? - Bố chồng tôi đã viết thư cho anh David. Ông than phiền về tuổi tác của mình và nhấn mạnh ông sẽ rất hài lòng nhìn thấy các con quây quần... Bố chồng tôi không muốn ở một mình nhân dịp lễ Noel.  - Và chồng bà đã đáp ứng lời kêu gọi đó?  Hilda thở dài:  - Phải nói rằng tôi đã thúc đẩy chồng tôi. Tôi không hiểu hoàn cảnh.   Poirot noí:  - Bà có thể nói rõ hơn được không? Tôi cho rằng bà có thể cho chúng tôi biết nhiều điều thú vị.  Ngay lập tức chị quay sang Poirot.  - Tôi không biết bố chồng tôi và ý định của ông cụ kia mà. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là bố chồng tôi buồn phiền về sự cô độc của mình và muốn làm lành với các con.  - Vậy, theo bà, ý định thực tế của ông cụ là gì?  Hilda ngập ngừng một thoáng rồi chị chậm chạp nói: - Tôi tin chắc rằng ông cụ không thiết lập sự yên ổn mà là xúi giục sự cãi cọ trong gia đình.  - Bằng cách nào?  - Ông cụ khơi dậy những thói xấu xa nhất của con người. Trong con người ông già ấy... nói thế nào nhỉ ... có một thứ tàn ác. Ông ấy muốn thấy những thành viên trong gia đình rút dao ra để chém giết lẫn nhau.  - Ông già ấy có thành công không?  - Than ôi! Vâng!... Hilda trả lời... Ông ấy đã thành công.  Poirot noí chen vào:  - Thưa bà, người ta đã cho chúng tôi biết cái cảnh xảy ra vào buổi chiều... một cảnh đặc biệt gây hấn, hình như thế.  Chị cúi đầu.  - Bà có thể mô tả chính xác cái cảnh đó không?  Chị suy nghĩ rồi nói:  - Khi chúng tôi tới nơi thì bố chồng tôi đang gọi điện thoại.  - Cho người chưởng khế của mình, đúng không?  - Vâng. Ông cụ mời ông Charlton... tôi cho là như vậy. Tôi không nhớ tên người... đến gặp ông vì bố chồng tôi muốn sửa lại bản di chúc. Bản cũ không tính đến nữa.  Poirot nói với Hilda Lee:  - Xin bà nhớ kỹ và cho chúng tôi biết: có phải bố chồng bà muốn mọi người được nghe rõ câu chuyện trên điện thoại không hay cái đó chỉ là ngẫu nhiên? Hilda Lee nói ngay:  - Chắc chắn ông cụ muốn mọi người đều nghe thấy. - Với ý định là khêu gợi những lo ngại và những nghi ngờ trong đầu óc con cái ư?  - Đúng thế.  - Còn thực tế thì bố chồng bà không muốn viết lại bản di chúc đúng không?  - Tôi không nghĩ đến điểm ấy, thưa ông. Tôi cho rằng bố chồng tôi thực tâm muốn thay đổi một vài điều khoản nào đó trong bản di chúc của mình, nhưng ông cụ lại ranh mãnh nói việc thay đổi ấy trước mặt chúng tôi.  - Thưa bà!... Poirot nói... Tôi không có chút quyền hành nào về việc đặt ra những câu hỏi như một cảnh sát Anh. Tôi chỉ muốn hỏi bà nghĩ như thế nào về những điều khoản sẽ điều chỉnh của bản di chúc mà ông Simeon Lee dự định thực hiện. Tôi không hỏi những cái bà biết mà hỏi những cái bà nghĩ. Cảm ơn Thượng Đế, phụ nữ thường nhanh chóng có một quan điểm.  Hilda cười:  - Tôi muốn nói những điều tôi nghĩ. Em gái chồng tôi, Jennifer, lấy một người Tây Ban Nha, Juan Estravados. Con gái của cô ấy, Pilar, vừa tới ngôi nhà này. Đó là một vẻ đẹp thực sự... và là đứa cháu duy nhất trong gia đình. Ông ngoại rất thương yêu nó và tôi tin rằng ông cụ sẽ để lại cho nó một số tiền lớn trong bản di chúc mới của mình. Chắc chắn trong bản cũ nó không có gì.  - Bà có biết mặt người em chồng ấy của mình không?  - Không. Tôi chưa bao giờ gặp cô ấy. Chồng cô ấy qua đời trong một trường hợp bi thảm. Jennifer cũng đã chết rồi, cách đây một năm. Pilar mồ côi. Ông Simeon Lee mời nó về sống ở nước Anh.  - Những thành viên khác trong gia đình có niềm nở đón tiếp cô ấy không?  Hilda trả lời bằng giọng bình thản:  - Tôi cho rằng mọi người đều yêu quí nó. Thật là dễ chịu khi thấy tuổi trẻ trong nhà.  - Và cô ấy có hài lòng khi sống ở đây không?  - Tôi không biết. Cuộc sống của chúng tôi khá là khác thường và lạnh lùng đối với một cô gái sống ở miền bắc... ở Tây Ban Nha.  Johnson nhật xét:  - Cuộc sống ở Tây Ban Nha có thể không vui vẻ lắm vì thời gian trôi nhanh.  Bây giờ, bà Lee, bà có thể nhắc lại cho chúng tôi nghe những câu nói trong phòng của bố chồng bà không?... Poirot xin lỗi... Xin ông bỏ quá cho. Tôi có trách nhiệm về sự lạc đề này.  Hilda Lee nói tiếp:  - Khi nói chuyện bằng điện thoại xong, bố chồng tôi nhìn và cười với từng người. Sau đó, ông hỏi tại sao chúng tôi lại cau có như vậy. Rồi ông nói là mình bị mệt, cần đi nghỉ sớm, không ai được lên thăm ông trong buổi chiều. Ông muốn, như ông đã nói, có sức khỏe để dự lễ Noel. Rồi...  Chị cau trán để cố nhớ lại:  - Rồi bố chồng tôi nói về tiền nong. Trước sự tăng lên của những khoản chi tiêu trong nhà, ông cụ báo trước cho chú George và vợ phải tiết kiệm và khuyên Magdalene may lấy áo quần mà mặc. Đó là cái trò cũ của ông và tôi biết Magdalene phật ý. Vợ ông, bố chồng tôi noí thêm, là người khéo tay trong việc may vá.  Poirot nhẹ nhàng hỏi:  - Đây là tất cả những gì ông cụ nói về người vợ đã qua đời ư?  Hilda đỏ mặt:  - Bố chồng tôi dùng những lời khiếm nhã khi nói về trí thông minh của vợ. Chồng tôi quí mẹ nên đã giận phát điên lên. Thế là ông Simeon Lee bực tức ném vào chúng tôi những lời chửi rủa. Tôi thì tôi hiểu tình cảm của ông cụ.  - Thế nào? Poirot ngắt lời người đàn bà.  Chị nhìn Poirot với cặp mắt trong sáng:  - Bố chồng tôi thất vọng vì không có cháu... Ý tôi muốn nói những đứa cháu để kế tục dòng họ Lee. Cái ý nghĩ ấy đã giày vò ông và cuối cùng, không thể chịu đựng được nữa, ông trút sự giận hờn lên các con trai và gọi họ là những xác ướp hoặc một cái gì đó tương tự như vậy. Tôi cũng rất thương ông cụ vì về mặt nào đó mà nói thì lòng tự hào của ông cụ đã bị tổn thương.  - Rồi sao nữa?  - Rồi tất cả chúng tôi ra về. Hilda nói. - Đấy là lần cuối cùng bà thấy ông Simeon Lee còn sống ư?  - Vâng. Chị cúi đầu.  - Bà ở đâu khi xảy ra vụ giết người?  - Tôi đang ở trong phòng hòa nhạc. Chồng tôi đang chơi dương cầm.  - Rồi sao nữa?  - Chúng tôi nghe thấy tiếng đổ vỡ của bàn ghế và đồ sứ... tiếng vật lộn. Sau đó là tiếng kêu kinh khủng, tiếng kêu...  - Rất kinh khủng ư?... Poirot hỏi... Tiếng kêu đó có giống tiếng kêu của người bị hành hình dưới địa ngục không?  - Còn tệ hơn thế nữa. Hilda thảng thốt.  - Bà muốn nói gì, thưa bà?  - Đó là một tiếng kêu không có linh hồn... Một tiếng kêu không phải của con người mà là của con vật... Bằng một giọng nghiêm chỉnh, Poirot hỏi lại:  - Bà cho là như vậy ư? Chị giơ tay lên với vẻ thất vọng, rồi cúi mặt nhìn xuống sàn nhà. Pilar bước vào văn phòng với vẻ sợ sệt của một con thú đứng trước những cạm bẫy. Nhìn bên phải, bên trái rồi cô đứng lại trong tư thế đề phòng.  Đại tá Johnson đứng lên và chỉ cho cô chiếc ghế.  - Cô Estravados, chắc rằng cô biết nói tiếng Anh? Ông hỏi.  Cô mở to đôi mắt và trả lời:  - Tất nhiên. Mẹ tôi là người Anh. Tôi cũng là người Anh.  Một nụ cười thoáng hiện trên môi của người chỉ huy cảnh sát trưởng trong khi  mắt ông nhìn chằm chằm cô gái tóc nâu tuyệt đẹp, mắt đen nhánh, môi đỏ và rất nhạy cảm.  Là người Anh! Câu nói đó thật không phù hợp chút nào đối với Pilar Estravados. Johnson bắt đầu cuôc. thẩm vấn:  - Ông ngoại cô, ông Simeon Lee, gọi cô từ Tây Ban Nha về đây và cô đã về cách đây vài ngày, đúng không?  Pilar gật đầu xác nhận:  - Vâng, đúng như thế. Trước khi rời Tây Ban Nha, tôi đã gặp nhiều chuyện... Một quả bom rơi xuống trước mặt và người tài xế bị chết, đầu anh ta nằm trong vũng máu. Vì không biết lái xe nên tôi phải đi bộ rất lâu. Tôi không thích đi bộ chút nào. Hai bàn chân tôi sưng lên. Johnson cười: - Nhưng cô đã tới được đây. Rồi ông hỏi cô: - Mẹ cô có thường kể về ông ngoại cho cô nghe không?  Cô gái vui vẻ trả lời:  - Ô! Có chứ. Mẹ kể ông là một con quỉ tốt bụng.  Hercule Poirot cười và hỏi:  - Và khi được gặp ông, cô thấy ông là người thế nào, thưa cô?  - Ô! Ông ngoại rất già, rất già  Ông ngồi trên chiếc ghế bành, mặt nhăn nheo. Tôi yêu quí ông từ đấy. Khi còn trẻ chắc ông đẹp lắm, đẹp như ông đây chẳng hạn. Pilar chỉ tay vào cảnh sát trưởng Sugden. Với vẻ ngây thơ, cô gái ngắm khuôn mặt của Sugden đang đỏ như gấc.  Đại tá Johnson nhịn cười. Ít khi ông thấy Sugden bối rối đến như vậy.  - Tất nhiên ông ngoại không cao lớn như ông. Pilar nhận xét với vẻ luyến tiếc. Poirot cũng thở dài:  - Cô thích những người đàn ông cao lớn ư, tiểu thư?  - Ồ! Vâng! Tôi đã ngồi trong phòng ông ngoại và nghe ông kể những kỷ niệm xưa kia của ông. Ông nói, trước kia ông là một người độc ác, và kể cho tôi nghe về Nam Phi.  - Ông ngoại cô có nói gì về chuyện ông ấy có nhiều kim cương cất trong két sắt không?  - Có, ông ngoại còn đưa chúng cho tôi xem. Nhưng những cái đó không giống những viên kim cương chút nào. Có thể nói đấy là những viên sỏi, những viên sỏi xấu xí.  - A! Ông cụ đã cho cô xem những viên kim cương ấy ư? Cảnh sát trưởng Sugden nói.  - Vâng.  - Ông cụ không cho cô viên nào ư?  Pilar lắc đầu:  - Không. Tôi nghĩ một ngày nào đó ông ngoại sẽ tặng chúng cho tôi nếu tôi tỏ ra ngoan ngoãn và thường đến thăm ông. Thói thường các ông già đều thích các cô gái.  Johnson ngắt lời cô:  - Cô có biết những viên kim cương ấy đã bị mất cắp rồi không?  Pilar mở to đôi mắt đen:  - Mất cắp rồi ư? - Đúng. Cô có biết ai đã lấy chúng không?  - A! Phải. Có thể là Horbury.  - Horbury ư? Là người hầu riêng của ông ngoại đúng không?  - Phải.  - Do đâu mà cô nghĩ như vậy?  - Vì tôi thấy hắn giống như một tên kẻ cắp. Mắt hắn lấm lét nhìn khắp nơi, hắn đi mà không hề gây tiếng động và thường nghe trộm ở ngoài cửa. Người ta nói hắn là một con mèo. Và các ông biết, mọi con mèo đều ăn cắp!  - Hừ!... Đại tá Johnson hắng giọng... Chúng ta sẽ nói chuyện này sau. Hình như mọi người trong gia đình đều tập trung trong phòng của ông ngoại cô vào buổi chiều và họ đã nói chuyện với nhau.  Pilar cười:  - Thật là vui. Ông ngoại đã làm cho mọi người tức điên lên.  - Ồ! Những cái đó làm cô vui ư? Có thể là như vậy không?  - Có chứ. Tôi rất thích xem mọi người cãi nhau. Nhưng ở nước Anh, người ta không cãi nhau như ở Tây Ban Nha. Ở Tây Ban Nha, người ta kêu, người ta nguyền rủa, người ta rút dao ra. Còn ở đây, người ta chỉ đỏ mặt lên và mím môi lại thôi.  - Cô có nhớ người ta đã nói những gì không?  - Tôi không nhớ kỹ. Ông ngoại nói các bác ấy không ra gì cả... các bác ấy không có con và rằng tôi còn hơn bất cứ người nào trong số các bác ấy. Ông ngoại rất yêu tôi.  - Ông có nói gì đến tiền nong, đến bản di chúc không?  - Di chúc ư? Không, tôi không nhớ.  - Sau đó thì thế nào?  - Mọi người ra về trừ bác Hilda, vợ bác David. Bác ra về sau cùng.  - Thế ư?  - Đúng. Bác David tỏ ra rất lạ lùng. Mặt bác tái nhợt, tay chân run lên. Người ta cho rằng bác đang lên cơn sốt. - Lúc ấy cô làm gì?  - Tôi xuống dưới nhà, gặp Stephen và chúng tôi nhảy theo máy quay đĩa.  - Với Stephen Farr ư?  - Vâng. Anh ấy mới từ Nam Phi tới. Đó là con trai của người cộng tác với ông ngoại. Anh ấy cũng rất đẹp trai, cao lớn, da nâu và có cặp mắt rất đẹp.  Johnson hỏi:  - Cô đang ở đâu khi xảy ra vụ giết người.  - Sau khi tôi ngồi với bác Lydia một lúc trong văn phòng, tôi về phòng riêng, đánh phấn lại để đi nhảy với anh Stephen. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng kêu. Mọi người chạy lên cầu thang. Tôi chạy theo họ. Người ta cố phá cửa phòng của ông ngoại. Bác Harry và anh Stephen đã đạp đổ cánh cửa. Họ rất khỏe.  - Rồi sao nữa?  - Cánh cửa đổ và... mọi người nhìn vào căn phòng. Một quang cảnh ghê tởm! Mọi thứ đều đổ vỡ, lộn xộn. Ông ngoại nằm trên vũng máu, cổ bị cắt đứt đến tận mang tai... như thế này này. Cô lấy tay phác một cử chỉ lên cổ mình. Cô nghỉ một lúc, hài lòng về câu chuyện vừa kể.  Johnson nhìn cô:  - Cô phát ốm lên vì nhìn thấy nhiều máu ư?  - Không... Cô gái nhìn đại tá Johnson... Tại sao ông lại nói tôi phát ốm lên khi thấy máu? Khi một người bị giết thì bao giờ cũng có máu. Nhưng ở đây có rất nhiều máu, máu ở khắp nơi.  Poirot hỏi ngay:  - Có ai nói gì khi bước vào phòng của ông ngoại của cô không?  Pilar suy nghĩ:  - Bác David đã nói một câu kỳ cục... Thế nào nhỉ  "Cái cối xay của Thương đế..." Cô chậm chạp nhắc lại:  - "Cái cối xay của Thượng đế...". Nghĩa là gì nhỉ? Cối xay là dụng cụ để xay lúa mì thành bột, đúng không?  - Cô Estravados, chúng tôi xin cảm ơn cô... Đại tá Johnson nói... Tạm thời thì chúng tôi không hỏi gì hơn nữa.  Pilar nhìn mỗi người một cái nhìn đáng mến.  - Thế thì tôi về. Cô nói và đi ra.  Đại tá Johnson đọc:  - Cái cối xay của Thượng đế chậm chạm nghiền nát, nhưng...  David đã đọc bản án đó! Một lần nữa, cánh cửa lại bật mở. Đại tá Johnson nhìn lên. Thoạt đầu, ông tưởng là Harry Lee. Nhưng khi Stephen Farr bước vào phòng thì ông biết là mình đã nhầm.  - Mời ông ngồi! Johnson nói.  Stephen ngồi lên chiếc ghế. Cặp mắt thông minh và lạnh lùng của anh lần lượt nhìn từng người rồi anh nói:  - Tôi sợ rằng tôi không giúp gì được các ông, nhưng xin các ông hãy hỏi bất cứ điều gì các ông muốn. Có thể tốt hơn cả là tôi cho các ông biết ngay mình là ai. Cha tôi là Ebnezer Farr, trước kia là người cộng tác với ông Simeon Lee ở Nam Phi. Đây là chuyện bốn mươi năm về trước...  Nghỉ một lát, anh nói tiếp:  - Cha tôi thường nói về ông Simeon Lee, về cá tính mạnh mẽ của ông ấy. Cha tôi và ông Lee cùng làm việc với nhau rất lâu. Ông Simeon Lee trở về nước Anh với một tài sản lớn và cha tôi cũng giàu có hơn. Ông vẫn thường nhắc tới người bạn cũ và bảo tôi nếu có điều kiện tới Anh quốc thì ghé thăm bạn ông. Khi tôi nói chưa chắc ông Lee đã nhớ tới ông thì cha tôi cười mà nói: "Khi hai người đã làm việc lâu với nhau như ta và ông Lee thì người ta nhớ nhau suốt đời". Cha tôi chết cách đây hai năm. Năm nay, tôi tới nước Anh là lần đầu tiên và theo lời căn dặn của cha, tôi tới thăm ông Lee...  Anh nói tiếp với nụ cười trên môi:  - Tôi rất ngại ngùng khi tới đây nhưng tôi thấy là mình đã nhầm. Ông Lee đã nồng nhiệt tiếp đón tôi và nài nỉ mời tôi ở lại để dự lễ Noel với gia đình. Tôi sợ rằng mình quá đường đột và đã từ chối nhưng ông Lee không chịu.  Bối rối, anh nói thêm:  - Mọi người đều ân cần với tôi. Ông bà Alfred Lee tỏ ra rất đáng mến. Tôi rất buồn về câu chuyện đã xảy ra với gia đình.  - Ông tới đây được bao lâu rồi, ông Farr?  - Tôi mới tới đây hôm qua.  - Hôm nay ông có gặp mặt ông Lee không?  - Có. Sáng nay, tôi vừa ngồi noí chuyện với ông ấy. Ông rất vui vẻ và tỏ ý muốn nghe tình hình ở Nam Phi, những thành phố và con người mà ông đã biết.  - Đấy là lần cuối cùng ông nhìn thấy ông già, đúng không?  - Vâng.  - Ông già có cho ông biết ông ấy có những viên kim cương chưa chế tác cất trong két sắt không?  - Không.  Trước khi có câu hỏi thêm, Stephen nói:  - Các ông muốn nói rằng mục đích của việc giết người là để đoạt lấy những viên kim cương ấy ư?  - Chúng tôi chưa khẳng định điều gì cả... Johnson nói... Để trở lại những sự việc đã xảy ra trong buổi chiều, ông có thể cho chúng tôi biết thời khóa biểu của mình không?  - Chắc chắn là được. Khi phụ nữ ra khỏi phòng ăn, tôi còn ngồi lại với cốc rượu poóc-tô của mình. Sau đó thấy anh em của họ muốn bàn bạc công viẹc gia đình,  tôi sợ sự có mặt của tôi sẽ làm phiền họ nên tôi xin lỗi và đi ra.  - Rồi ông làm gì?  Stephen Farr ngả lưng vào thành ghế. Đưa ngón tay cái lên gãi má, anh thản nhiên trả lời:  - Tôi vào một căn phòng có sàn gỗ rất nhẳnmà tôi cho là phòng nhảy. Thật vậy, ở đây có một máy quay đĩa và những đĩa nhạc nhảy.  Poirot hỏi:  - Ông hy vọng là sẽ có một người nào đó đến nhảy với ông không?  Môi của Stephen Farr hiện lên một nụ cười: - Có thể. Người ta ai cũng hy vọng.  Anh cười to để lộ ra hàm răng trắng muốt.  - Tiểu thư Estravados rất đẹp. Poirot nhận xét.  - Đây là cô gái đẹp nhất mà tôi gặp từ khi tới nước Anh. Stephen trả lời.  - Cô Estravados có tới gặp ông trong phòng nhảy không? Đại tá Johnson hỏi.  - Không. Tôi đợi cô ấy cho đến khi có tiếng ồn ào ở trên lầu dội xuống. Tôi chạy vào phòng xép và lên thang gác để xem đã có chuyện gì xảy ra. Tôi giúp ông Harry Lee phá cánh cửa.  - Đó là tất cả những gì ông có thể nói với chúng tôi ư?  - Vâng. Đó là tất cả.  Hercule Poirot cúi xuống trước mặt người trẻ tuổi và nói:  - Ông Farr, chúng tôi cho rằng, nếu muốn, ông có thể cho chúng tôi biết nhiều điều bổ ích.  - Thế nào? Stephen ngạc nhiên hỏi lại.  - Ông có thể cho chúng tôi biết những điều quan trọng hơn trong vụ này. Ý tôi muốn nói về tính cách của ông Simeon Lee. Chắc hẳn cha ông đã nói nhiều với ông về ông Lee. Ông Lee là loại người như thế nào?  - Tôi biết các ông muốn hiểu rõ điều gì. Thời niên thiếu, ông Lee là người như thế nào ư? Tôi có cần nói thật không? - Chúng tôi rất muốn như vậy.  - Vậy trước hết, cho phép tôi nói, ông Simeon Lee là một người có đạo đức và tư cách không tốt. Không phải là một tên trộm cướp, nhưng nhiều lúc ông ta giày xéo lên sự công bằng. Ông có sức hấp dẫn và lòng ham muốn quá độ. Ông uống ít nhưng thường làm cho phụ nữ hài lòng với sự vui đùa của mình. Khi bị ai gây chuyện thì sớm hay muộn ông cũng sẽ trả thù. Cha tôi đã ví ông như "con voi không quên điều gì cả ". Cha tôi cũng kể lại, có lần ông Lee phải đợi rất nhiều năm để trả hận một người bạn của mình.  Cảnh sát trưởng Sugden nói:  - Những người như vậy không hiếm. Ông có biết ai là người bị ông Simeon trả thù ở Nam Phi không? Có phải do chuyện ấy nên có kết cục ngày nay không? Stephen Farr ngẩng đầu:  - Ông ta có nhiều kẻ thù, chắc chắn là như vậy, vì tính nết của ông. Nhưng tôi đã hỏi ông gìa Tresilian thì buổi chiều không có người nào lạ mặt vào trong nhà hoặc lảng vảng quanh nhà.  - Trừ ông, ông Farr. Poirot nói.  Stephen Farr quay ngay sang nhà thám tử:  - Này! Này! Tôi là người ngoaì phải gánh chịu những nghi ngờ ấy ư? Tôi xin tuyên bố ngay là các ông đã lạc đường mất rồi. Trong quá khứ, không có vụ cãi cọ nào giữa ông Simeon Lee với cha tôi khiến cha tôi phải cử tôi sang nước Anh để trả thù cho ông. Không, như đã nói với các ông, tôi tới đây là do tính hiếu kỳ. Hơn thế tôi có thể cung cấp cho các ông một chứng cứ vô can. Tôi mở máy quay đĩa và liên tục thay đổi đĩa. Trong một bản nhạc tôi không đủ thời gian để trèo lên lầu... cắt họng ông Simeon Lee, rửa máu trên tay, rồi lại trở xuống trước khi những người khác theo thang gác chạy lên được. Thật là chuyện vớ vẩn.  Đại tá Johnson làm yên lòng chàng trai:  - Chúng tôi không nghi ngờ ông đâu, ông Farr.  - Cái cách nói của ông Poirot không làm tôi hài lòng. Stephen giải thích.  - Tôi lấy làm tiếc! Poirot cười và khiêm tốn nói.  Stephen Farr giận dữ nhìn Poirot.  Đại tá Johnson vội vàng can thiệp: - Chúng tôi xin cảm ơn ông, ông Farr. Đến lúc này, đó là tất cả. Tất nhiên, ông không được phép rời khỏi ngôi nhà này cho đến khi vụ án kết thúc.  Stephen gật đầu xác nhận. Anh đứng lên và nhẹ nhàng đi ra ngoài.  Khi cánh cửa khép lại sau lưng Stephen Farr, ông Johnson nói: - Đây là X..., người chưa biết của chúng ta. Câu chuyện của anh ta là đúng, nhưng... Có thể anh ta đã ăn cắp những viên kim cương... tới nhà này với một lý do giả mạo. Sudgen! Hãy lấy dấu vân tay của anh ta và hỏi xem cảnh sát có biết anh ta là ai không.  - Tôi đã lấy rồi. Sugden mỉm cười trả lời.  - Tốt! Anh không quên điều gì cả, Sugden. Chắc chắn anh cũng đã có những biện pháp canh chừng đặc biệt chứ?  Sugden đếm trên đầu ngón tay:  - Tôi đã ra lệnh cho người ta chú ý đến máy điện thoại, đến giờ giấc mà Horbury đi ra ngoài, sự đi lại của những người giúp việc. Tôi đã cho lục soát ngôi nhà để tìm vũ khí giết người, những vết máu trên áo quần... và cả những viên kim cương nữa, vì chắc chắn chúng chưa bị mang đi xa.  - Hình như anh đã nghĩ tới tất cả, Sugden. Đại tá Johnson thừa nhận. Sau đó, ông quay sang Poirot:  - Ông Poirot! Ông có thấy thêm gì nữa không?  Hercule Poirot ngẩng đầu:  - Tôi thấy ông cảnh sát trưởng của ông đã làm việc rất tốt.  Với vẻ lo ngại, đại tá Johnson nói:  - Thật là ít hy vọng tìm thấy những viên kim cương khi lục soát ngôi nhà. Trong đời mình tôi đã lục lọi không ít chai lọ, tượng thánh, đồ chơi và những bức họa trên tường!  - Những chỗ giấu thì thường không thiếu! Poirot thừa nhận.  - Vậy, ông Poirot, ông có gợi ý gì cho chúng tôi không? Đại tá Johnson hỏi với vẻ hờn giận.  - Ông có cho phép tôi tiến hành công việc theo cách riêng của mình không? Poirot hỏi.  - Tất nhiên, tất nhiên. Johnson nói.  - Tôi muốn đặt quan hệ... nhiều hơn nữa với những người trong gia đình ông Lee.  - Ông muốn thẩm vấn họ nữa à? Đại tá Johnson lo ngại hỏi.  - Không, không phải là thẩm vấn mà là tự do chuyện trò với họ.  - Để làm gì? Sugden hỏi.  Hercule Poirot giơ tay lên với vẻ thân mật:  - Trong quá trình trò chuyện, một vài chi tiết sẽ được sáng tỏ. Nói chuyện nhiều thì người ta khó che giấu được sự thật.  - Vậy là... Sugden nói... Ông cho rằng có một người nào đó đã nói dối ư?  Poirot thở dài:  - Bạn thân mến, mọi người đều ít nhiều có chuyện nói dối.  Rất cần thiết phải sàng lọc sự nói dối những chuyện không đáng kể với sự nói dối những vấn đề quan trọng.  - Tôi không tin thủ phạm là một người nào đó trong gia đình... Đại tá Johnson nói... Xem nào, chúng ta đang đứng trước một vụ giết người đẫm máu, dã man và chúng ta nghi vấn những ai? Alfred Lee và vợ đều là những người được giáo dục tốt và đáng mến. George Lee là dân biểu, một nhân vật đáng kính trọng. Vợ anh ta thì sao? Một phụ nữ đẹp và hiện đại. Còn David Lee là một người ủy mị và theo Harry thì anh ta không thể chịu đựng được khi nhìn thấy máu. Vợ Harry là một người hiền dịu và biết điều. Còn lại cô cháu gái người Tây Ban Nha và chàng trai Nam Phi. Những người Tây Ban Nha có khí chất nóng nẩy, nhưng tôi không tin rằng cô ta lại có thể cắt cổ ông Simeon Lee, hơn thế nữa ông cụ sống thì cô ta lại có lợi ... ít nhất sau khi ông cụ lập bản di chúc mới. Stephen Farr có thể là một kẻ giết người. Có thể đây là một tên trộm cướp chuyên nghiệp lọt vào trong nhà để ăn cắp những viên kim cương. Ông già Lee phát hiện ra vụ ăn trộm ấy thế là hắn cắt họng ông cụ không để ông nêu ra tên hắn . Câu chuyện về chiếc máy quay đĩa không phải là một chứng cứ ngoại phạm đầy đủ.  Poirot lắc đầu:  - Bạn thân mến!... Anh nói... Hãy so sánh thân hình của Stephen Farr với thân hình của ông Simeon Lee . Nếu Farr quyết định giết ông Lee thì anh ta chỉ cần một phút đồng hồ. Ông Lee không thể tự vệ và vật lộn với ông ta. Ông đã hình dung ông già yếu đuối với nhà lực sĩ ấy vật nhau làm đổ vỡ bàn ghế và đồ sứ ư? Thật là không thể chấp nhận được.  Đại tá Johnson nhìn Poirot với vẻ lạ lùng:  - Ông muốn nói rằng một người đàn ông yếu đuối nào đó đã giết ông Simeon Lee ư? Hay là một người phụ nữ? Diện mạo của Sydney Horbury khó gây cảm tình với mọi người. Anh ta bước vào phòng khách với vẻ bối rối, hai tay xoa vào nhau, mắt lấm lét nhìn mọi người.  - Anh là Sydney Horbury ư? Ông Johnson hỏi.  - Vâng, thưa ông.  - Là người phục vụ riêng của ông Simeon Lee quá cố ư?  - Đúng thế, thưa ông. ( Anh ta lại giở giọng thương xót). Thật là kinh khủng, phải không, thưa ông. Tôi tưởng mình như bị ngất đi khi bác Gladys bác cho tôi cái tin ấy. Ông già khốn khổ! Ông Johnson ngắt lời anh ta: - Yêu cầu anh trả lời vào câu hỏi.  - Vâng, thưa ông.  - Anh ra khỏi nhà vào lúc nào và anh đi đâu?  - Tôi ra khỏi nhà trước tám giờ tối, thưa ông, và tôi đến rạp chiếu bóng cách đây chừng năm phút đi đường để xem cuốn phim "Tình yêu của Séville".  - Có ai nhìn thấy anh ở rạp không?  - Có bà bán vé là người biết tôi, thưa ông, và cả cô soát vé nữa. Hơn nữa tôi cùng đi với một người bạn gái đã hẹn nhau từ trước.  - Tên cô ta là gì?  - Là Doris Buckle, thưa ông. Cô ấy làm việc ở nhà máy chế biến sữa, số nhà 23, đường Markham Road, thưa ông.  - Được. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra. Khi kết thúc phim anh đi thẳng về nhà chứ? - Không. Tôi đi một lúc với người bạn ấy. Sau đó tôi về thẳng nhà. Tôi nói đúng sự thật, thưa ông. Tôi không liên quan gì đến vụ giết người. Tôi là...  Bằng một giọng khôn ngoan, đại tá Johnson bảo anh ta:  - Không ai tố cáo anh cả.  - Chắc chắn là như vậy, thưa ông. Thật đáng lo ngại khi có vụ giết người trong gia đình mình đang phục vụ.  - Tất nhiên. Anh giúp việc ông Simeon Lee đã lâu chưa?  - Đã hơn một năm rồi, thưa ông.  - Anh có ưng chỗ làm việc này không?  - Ồ! Dĩ nhiên là có, thưa ông. Tôi đã từng phục vụ ngài sĩ quan West và ngài Jasper Finch đáng kính. - Anh sẽ nói những chuyện đó cho ông cảnh sát trưởng Sugden sau này... Đại tá Johnson nói... Bây giờ tôi muốn biết anh nhìn thấy ông Lee lần cuối cùng là lúc nào?  - Lúc bảy giờ rưỡi, thưa ông. Hàng ngày, lúc bảy giờ tối, tôi mang bữa ăn nhẹ lên cho ông chủ rồi soạn giường cho ông. Sau đó giúp ông ngồi trên chiếc ghế bành, bên lò sưởi, cho đến khi ông buồn ngủ.  - Vào khoảng mấy giờ?  - Cái đó còn tùy. Có lúc ông chủ đi nghỉ sớm, khoảng tám giờ, nếu ông cảm thấy mệt. Có những tối, ông thức đến mười một giờ đêm.  - Ông Lee có báo cho anh khi ông ấy buồn ngủ không?  - Có, thưa ông, ông chủ chỉ cần giật chuông.  - Và anh giúp ông ấy nằm lên giường ư?  - Vâng, thưa ông.  - Nhưng tối hôm qua anh đi...  - Vâng, tối thứ sáu là tối tôi được nghỉ.  - Vậy ai giúp ông Lee đi nằm?  - Ông chủ chỉ cần giật chuông. Ông Tressilian hoặc thằng Walter sẽ giúp ông.  - Ông Lee bị tàn tật ... Ông ấy có thể tự mình đi lại được không?  - Ông chủ có thể tự mình đi lại được, nhưng rất khó khăn. Ông bị bệnh thấp khớp.  - Ông ấy có đi sang các phòng khác lúc nào không?  - Không, thưa ông. Ông chủ chỉ cần ngồi trong phòng của mình, một căn phòng sang trọng và sáng sủa.  - Anh nói rằng ông ấy ăn vào lúc bảy giờ ư?  - Vâng, thưa ông. Sau đó, tôi dọn khay đi và đặt lên bàn một chai rượu xê-ky và hai chiếc cốc.  - Tại sao?  - Vì lệnh của ông chủ là như vậy.  - Thường ngày ông ấy có dùng rượu xê-ky không?  - Thỉnh thoảng thôi. Ông chủ cấm người nhà không được đến thăm mình vào buổi tối, khi cần gặp ai thì ông cho gọi lên. Thường thì ông chủ sai tôi mời vợ chồng cậu Alfred lên sau bữa ăn, cũng có khi chỉ một người trong số họ.  - Nhưng tối hôm qua anh không mời người nào lên chứ?  - Không, vì ông chủ không ra lệnh.  - Ông ấy có đợi ai tới không?  - Nếu có thì chính ông chủ gọi người ấy lên.  - Chắc chắn là như vậy.  Horbury nói tiếp:  - Khi đã xếp đặt xong, tôi chúc ông Lee ngủ ngon và tôi đi ra.  Poirot hỏi:  - Anh có cho lửa trong lò sưởi cháy đều trước khi đi không?  Người hầu ngập ngừng rồi nói:  - Cái đó thì không cần thiết, thưa ông. Lửa cháy rất tốt.  - Ông chủ có thể tự mình cời than được không?  - Ô! Không, thưa ông. Cậu Harry sẽ cho thêm củi vào lò.  - Ông Harry ở bên người cha lúc anh thu dọn bát đĩa mang đi ư?  - Vâng, thưa ông. Khi tôi đi ra thì gặp cậu ấy vào.  - Theo anh thì thái độ của hai cha con họ như thế nào?  - Cậu Harry thì rất vui vẻ. Cậu ấy ngả đầu ra đằng sau mà cười.  - Còn ông Lee thì sao?  - Ông chủ có vẻ bình tĩnh và có vẻ đang nghĩ ngợi.  - Tốt. Horbury, tôi muốn hỏi anh chuyện khác. Anh có thể nói cho chúng tôi biết những viên kim cương trong két sắt của ông Lee hiện nay ở đâu không?  - Kim cương ư? Tôi chưa hề nhìn thấy kim cương.  - Ông Lee giữ trong két của mình những viên kim cương chưa chế tác . Chắc chắn là anh đã nhìn thấy ông ấy cầm ở trên tay chứ?  - Những viên kim cương ấy đã bị đánh cắp mất rồi.  Horbury kêu lên:  - Thưa ông, tôi hy vọng là ông không nghi cho tôi lấy những cái đó chứ?  - Tôi không hề tố cáo anh... Johnson nói... Nhưng anh có thể cung cấp cho chúng tôi những tin tức để tìm ra chúng.  - Về vấn đề những viên kim cương ấy ư, thưa ông? Hay về vụ giết người?  - Cả hai.  Horbury suy nghĩ. Anh ta liếm môi và nhìn xung quanh.  - Tôi không thể nói gì được, thưa ông.  Poirot hỏi anh ta bằng giọng khuyến khích:  - Nào, trong khi làm việc, chắc hẳn anh cũng đã được nghe những mẩu chuyện có ích cho chúng tôi chứ?  - Không, thưa ông, tôi không nghe thấy gì. Nhưng tôi biết có chuyện giữa ông Lee với những người trong gia đình ông.  - Anh giải thích đi.  - Tôi biết là cậu Alfred không hài lòng về việc trở về của cậu Harry. Người cha đã trách mắng người con trưởng về vấn đề này.  Poirot hỏi anh ta ngay:  - Ông già gặp Alfred sau khi biết mình đã mất những viên kim cương ấy ư?  - Vâng, thưa ông.  Poirot cúi xuống nhìn anh ta:  - Horbury!  Tại sao anh nói cuộc nói chuyện ấy xảy ra sau khi ông Lee biết mình đã mất những viên kim cương? Anh vừa nói mình không biết gì về việc này kia mà.  Mặt của Horbury đỏ lên.  - Nói dối là không tốt!... Sugden bảo anh ta... Nào, nói đi! Anh biết chuyện đó khi nào?  - Tôi đã nghe thấy ông chủ nói chuyện này qua điện thoại với ai đó. Horbury hoảng hốt nói.  - Lúc ấy anh có mặt ở trong phòng không?  - Không, thưa ông. Tôi ở ngoài cửa. Tôi nghe không rõ, chỉ nắm được một hai câu.  - Đúng ra là anh nghe được những gì? Poirot hỏi.  - Tôi ngạc nhiên nhất khi nghe thấy hai tiếng "ăn cắp" và "kim cương"... và một cái gì như thế vào lúc tám giờ tối.  Cảnh sát trưởng Sugden gật đầu:  - Đó là ông Lee đang nói chuyện với tôi, anh bạn. Vào lúc năm giờ mười phải không?  - Vâng, đúng như vậy, thưa ông.  - Khi vào trong phòng, anh có thấy ông chủ tỏ vẻ lo ngại không?  - Ít thôi, thưa ông. Ông ấy tỏ vẻ buồn phiền.  - Do đó anh đã sợ hãi ư?  - Ồ! Xin ông Sugden đừng nói như vậy. Tôi không sờ mó vào những viên kim cương. Ông không thể tố cáo tôi là đã ăn cắp. Tôi không phải là một kẻ bất lương.  Viên cảnh sát trưởng thản nhiên nói:  - Còn xem đã!  Anh đưa mắt dò hỏi người thượng cấp, đại tá Johnson gật đầu. Anh nói thêm:  - Thế là đủ rồi, anh bạn. Lúc này chúng tôi không cần đến anh nữa.  Horbury vội vàng rời khỏi văn phòng. Sugden khen ngợi Poirot:  - Một việc tốt, ông Poirot! Ông đã giăng ra cho hắn một cái bẫy và hắn đã chui đầu vào. Tôi không biết hắn có phải là kẻ cắp không, nhưng tôi xác nhận hắn là một kẻ nói dối loại tồi tệ nhất.  - Một nhân vật đáng kinh tởm! Poirot nói.  - Tôi đồng ý với ông... Johnson nói... Có thể kết luận về lời khai của hắn như thế nào?  - Tôi thấy có ba giả thiết... Sugden tuyên bố... Một: Horbury là tên ăn cắp và cũng là kẻ giết người. Hai: Horbury là tên ăn cắp nhưng không phải là kẻ giết người. Ba: Horbury vô tội. Lời khai của hắn làm tôi nghiêng về giả thiết thứ nhất. Hắn nghe thấy ông chủ gọi điện thoại thì hiểu ra ngay là việc ăn cắp của hắn đã bại lộ. Từ đó hắn vạch ra một kế hoạch. Hắn đi khỏi nhà vào lúc tám giờ để chuẩn bị một chứng cứ ngoại phạm. Rồi có gì dễ dàng hơn việc để về nhà khi đang xem chiếu bóng? Tôi biết là hắn đi xem cùng một cô gái. Hắn phải rất tin tưởng ở cô gái vì rất có thể là cô ta bán đứng hắn. Ngày mai, tôi sẽ kiểm tra lại. - Nhưng làm thế nào hắn có thể lọt vào trong nhà được? Poirot hỏi.  - Cái đó lại càng phức tạp... Sugden thừa nhận... Lúc này đây mới chỉ là một khả năng. Một trong những người giúp việc có thể mở cửa ngách cho hắn.  Poirot nhướn lông mày nói vui:  - Như vậy hắn phải phụ thuộc vào hai người đàn bà ư? Một người đã có nhiều rủi ro rồi, nhưng đằng này lại hai. Tôi, tôi cho cái đó là huyễn hoặc!  - Có những kẻ không sợ gì cả. Sugden nói.  Sau đó một lát, anh nói tiếp:  - Bây giờ hãy xem xét giả thiết thứ hai: Horbury ăn cắp những viên kim cương rồi ra khỏi nhà và giao những cái đó cho một tên đồng lõa. Đến đây thì được rồi. Bây giờ chỉ còn việc tìm kẻ giết ông già Lee, kẻ giết người này không liên quan gì đến vụ ăn cắp những viên kim cương. Đây quả là một sự trùng hợp kỳ lạ. Giả thiết thứ ba: Horbury vô can cả với việc ăn cắp và việc giết người. Như vậy chúng ta phải tìm ra sự thật.  Cố nén một cái ngáp dài, đại tá Johnson nhìn đồng hồ và đứng lên:  - Đêm nay chúng ta đã làm việc nhiều. Trước khi đi, tôi muốn nhìn vào chiếc két sắt. Thật là kỳ cục nếu những viên kim cương còn nằm trong đó. Nhưng trong két sắt không còn những viên kim cương ấy. Họ tìm thấy cuốn sổ nhỏ ghi mật mã ổ khóa két trong túi áo trong của người chết theo lời khai của Alfred Lee. Trong két chỉ còn một chiếc túi bằng da nai đựng một số giấy tờ trong đó một tờ có giá trị. Đó là bản di chúc lập cách đây mười lăm năm. Ý muốn của ông Simeon Lee thật là đơn giản. Một nửa gia tài giao cho Alfred Lee. Nửa còn lại chia đều cho những người còn lại: Harry, David, George và Jennifer .
Hết chương 4
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close
This is the lightbox content. Close