Đêm thứ nhất: Tủ sách trên ban công
Vào cái đêm đó, phòng của Trương Khiết ở trên tầng tư cửa đóng kín mít, bên trong tối thui. Câu lạc bộ của những kẻ quái gở hoạt động buổi đầu tiên. Tất cả thành viên đều có mặt. Không khí trong phòng càng trở nên rờn rợn khi các thành viên thì thào chào hỏi nhau rồi chìm vào tĩnh lặng. Chút ánh sáng nhờn nhợt của ánh trăng ngoài hiên cửa hắt vào làm mọi vật thật huyền bí. Bên ngoài cái bóng của cây bạch dương ngả nghiêng vào tòa nhà như cấp số nhân của khung cảnh ảm đảm làm ai cũng cảm nhận được cái hoang vu lạnh lẽo đến gai người.
Gió xao xác thổi nhẹ đám lá. Hai cô gái nhát gan Hà Tiểu Đinh và Triệu Dục Tịnh nắm lấy tay nhau ghì chặt, sợ sệt ngồi nhìn bốn phía.
Trời về đêm se lạnh. Bất giác, hai người họ cùng phát hiện ra tay của mỗi người đang lạnh toát. Cũng thật may là trong phòng tối thui nên không ai nhìn thấy nét mặt tái dại vì sợ của họ, đỡ xấu hổ.
Vương Thổ là người thích kể chuyện nhất, anh hắng giọng rồi nói:
- Đối với một người hâm mộ như tôi, việc "Hội kinh dị" đi vào hoạt động là một sự kiện hết sức quan trọng. Vì vậy, tôi sẽ không để lỡ cơ hội được phục vụ các bạn. Sau đây, tôi xin kể cho mọi người nghe những câu chuyện ly kỳ thú vị lúc tôi còn là sinh viên ngồi trên giảng đường đại học.
Lúc đó đã là sinh viên năm thứ tư, cả bốn năm trời tôi đều ở ký túc xác. Ồ, thế nên miễn bàn về điều kiện ăn ở tồi tàn. Do lúc đó là thời điểm chuẩn bị viết luận văn nên hôm nào tôi cũng về muộn và dĩ nhiên bị nhốt luôn ngoài cửa ký túc. Để thuận tiện cho việc học, tôi cùng một vài người bạn ra ngoài thuê một căn phòng.
Vừa dọn vào ở phòng mới, tôi đã bị cái giá sách cũ của chủ nhà làm cho hết hồn hết vía. Lúc đó, hai tay tôi đang lễ mễ ôm một thùng to đựng đầy truyện tranh và họa báo các bạn tôi ở nước ngoài gửi tặng, phân vân chưa biết nên đặt ở đâu. Đi vòng vòng quanh nhà một hồi không tìm được nơi để sách hợp lý (do nhà trọ quá chật), tôi bèn mở cửa ban công với hy vọng ngoài này còn chỗ trống. Và thật may mắn làm sao, tôi nhìn thấy ngay bên trái, trong đống bụi bậm, là một cái tủ sách. Nói như vậy chưa hoàn toàn chính xác, mà đúng ra là tôi tìm thấy một cánh của chiếc tủ. Một bên còn lại thì bị một chiếc thuyền dựng đứng chặn mất rồi. Cả hai thứ vật dụng rách nát này đều là thứ đồ cũ bỏ đi.
Tôi liền tiến đến xem với ý nghĩ biết đâu dùng được vào việc gì thì bỗng loáng thoáng nhận ra có bóng người. Tôi luống cuống quay lại nhìn. Bên trái ban công quả nhiên có người. Tôi thoáng giật mình, nhưng khi trấn tĩnh lại thì thấy đó chỉ là... ảnh của chính tôi trong một cái gương. Do chiếc gương đã quá cũ và bụi bẩn nên cái hình ảnh ấy trở nên méo mó, loang lổ khiến cho tôi không kịp nhận ra.
Thế nhưng một chiếc gương to thế này sao ai lại để ở một nơi như thế này?
Nghĩ vậy, nhưng tôi cũng chẳng để ý gì thêm về cái gương ấy nữa mà đi thẳng đến giá sách.
Nhìn vào nét chạm trổ trên cánh cửa tủ thì đây là cái tủ quá lỗi thời. Vách ngăn thì gãy nát, gương kính thì nứt vỡ, bên trong chất đầy những thứ báo cũ tạp nham.
Tôi đưa tay định mở ngăn tủ. Bỗng một cơn rùng mình xuất hiện, cảm giác thật không thoải mái chút nào, như thể có chuột bò qua chân.
Chỉ là một chiếc tủ sao lại ớn lạnh đến vậy?! Giữa mùa hè cái gì cũng nóng ran, vậy mà cái tủ này phả ra khí lạnh điếng người.
Tôi từ từ mở cửa tủ.
Cánh cửa tủ kêu lên rin rít, xem ra nó đã xiêu vẹo lắm rồi.
Một mùi nấm mốc lâu ngày xộc lên quá khó chịu khiến tôi lật đật quay đầu, thối lui. Tuy vậy nhưng tôi vẫn kịp thoáng thấy trong góc tủ một... một bóng người đang quắc mắt nhìn tôi trừng trừng.
Lúc này, trong phòng, hai người bạn học của tôi là Vương Nhuệ và Hoắc Hà đang nhìn đám thùng cát tông kín mít đầy vẻ chán nản. Ban đầu, khi bàn đến chuyện dọn sang chỗ ở mới, bọn họ còn đôi chút hứng thú, nhưng bây giờ, khi đứng trước đống đồ cần dọn dẹp sắp xếp, trong họ chỉ còn lại là sự mệt mỏi, chán nản vô hạn.
Hoắc Hà quyết định tạm làm con gà lười:
- Có gì ngày mai rồi tính! Hôm nay nghĩ ngơi cái đã, tối ra ngoài làm một vòng xem quanh đây có chỗ nào uống rượu thú vị không?
Vương Nhuệ lên tiếng:
- Đến thế là cùng, vừa nói mệt mỏi chưa gì đã tính đến chuyện ăn chơi. Viễn vông quá, bớt lằng nhằng, đi ra dọn thùng vào nào.
Hoắc Hà bất đắc dĩ đành ra cầm con dao chuẩn bị cắt đám dây nhợ buộc thùng để lấy đồ ra. Nào ngờ, tiếng hét của tôi vọng từ ban công vào làm hai người bọn họ giật mình. Hoắc Hà thiếu chút nữa đã tự cắt vào tay.
Hai người họ vội phi ngay ra ban công. Trần Hồ Huy và Khương Phượng đang trong phòng khách nghe thấy vậy cũng lao lên. Ngay lập tức năm người đàn ông chen chúc nhau trên chiếc ban công chật ních.
Thấy sự việc không hề có gì cả, Hoắc Hà trợn mắt nhìn tôi, tức giận nghiến vào chân tôi một cái rồi nói:
- Có mỗi bức tượng gỗ mà anh la toáng lên cái gì. Anh có biết suýt nữa em đã cắt vào tay mình không. Đàn ông đàn ang gì mà gan không to hơn gan lá mít.
Quả thật, bên trong ngăn tủ là một bức tượng bằng gỗ. Nó cao bằng nửa người thật, thảo nào trong bóng tối tôi nhìn nhầm thành người, hết cả hồn. Tôi cũng chả hơi đâu đi để ý sự cười nhạo cùa người khác vì rõ ràng nó vừa giương giương nhìn tôi.
Tôi nhìn kỹ lại bức tượng. Thì ra đó là tượng của một ông già da mặt xù xì, sắc mặt bình thường. Chỉ có đôi mắt ông ta thì thật là mông lung, chứa đựng nhiều uẩn khúc.
Khương Phương rất hào hùng nhắc bức tượng lên vần vò, ngắm nghía.
Lẽ nào cậu ấy không sợ chăng?
Trong tiếng cười nói của mọi người, tôi thấy mình hơi xấu hổ. Tôi cũng định thanh mình gì đó nhưng thật ra cũng chẳng biết nên nói thế nào.
Vương Khuê đắc chí chòng ghẹo tôi:
- Cứng lưỡi rồi phải không? Cậu chỉ có thể giữ bình tĩnh không bị hết hồn hết vía nếu có chuyện gì xảy ra với trò chơi mà thôi cậu bé ạ.
Khương Phương thích thú:
- Bạn còn nhớ hồi năm thứ nhất chúng ta đã chạy vào rừng lợn lòi giả quỷ dọa bọn con gái thế nào đấy chứ.
Vương Nhuệ cắt ngang, giọng xỏ xiên.
- Thôi được rồi, được rồi. Câu chuyện kỳ tích của cậu chúng tôi đã nghe cả hơn hai trăm lần rồi. Tôi đang nghĩ thật ra khúc gỗ này cũng rất đặc sắc đấy chứ. Tôi sẽ để nó trong phòng mình.
Khương Phượng cười ẩn ý.:
- Thế nào? Định biến thành tượng thần đấy hả? Biết đâu đấy lại là thần tài.
Nói xong anh ta lấy cái tượng gỗ đưa cho Vương Nhuệ. Anh ta đỡ lấy mà không hề nghĩ đó là cố ý. Khương Phượng cười lớn, dúi bức tượng vào lòng Vương Nhuệ:
- Mang đi mà thắp hương!
Sau một hồi òm tỏi, cả đám giải tán.
Tôi nán lại ban công một lúc, nghĩ đến ánh mắt của pho tượng lúc trước. Một cảm giác ngẫu nhiên thấy mình không hề hoang tưởng.
Tại sao người ta nhốt cái tượng gỗ vào đây nhỉ?
Tôi càng nghĩ càng thấy chủ nhà này địch thị là một người kì dị.
Sau một phút định thần, tôi xem xét cái tủ sách. Nhìn vào thật không như những gì tôi nghĩ. Cái giá sách này có rất nhiều hốc vách ngăn nhỏ. Nếu như không mở nốt cánh cửa còn lại thì cũng chẳng chứa được nhiều đồ. Tôi thấy có cả một bể cá khá to bên trong.
Biết là mình lại lãng phí thời gian và sức lực vào việc vô bổ. Nhưng tôi lại nghĩ hay cứ nhét cái bể cá này vào dưới gương vậy.
Đi khỏi ban công tôi gặp Khương Phượng kéo theo Vương Nhuệ.:
- Cái gương to thế này mà để trên ban công thì thật là lãng phí.
Khương Phượng gật gù.
- Thế thì kê vào phòng khách để chúng ta có thể cùng ngắm vuốt.”
“Nhưng mà cũng đừng để ở đối diện cửa phòng tôi đấy nhé!”
Vương Nhuệ.
- Gương cũng là bùa đấy. Có thể ngăn mọi cái không sạch sẽ, chặn cả âm khí không cho vào phòng của chúng ta đấy”.
- Thượng đế sẽ phù hộ cho cậu, hà hà...
Khương Phượng quay đầu không thèm để ý.
- Kê đối diện với phòng tôi là được chứ gì! Cuộc đời tôi đáng tiếc nhất là chưa được gặp ma quỷ lần nào. Nếu ma quỷ xuất hiện trước mặt tôi dù chỉ một lần thôi thì cũng coi như không còn gì để tiếc.
Trừ tà?
Tôi chột dạ ngoái đầu nhìn cái tủ sách, bắt đầu thấy luồng khí chạy khắp sống lưng. Tôi vội vàng rời khỏi ban công, chỉ còn nghe sau lưng tiếng hai người xì xào việc đặt để chiếc gương.
Năm người chúng tôi bấy giờ cũng lập ra một phòng tranh hoạt họa. Cả nhóm đều học chuyên ngành mỹ thuật nên đứa nào cũng rất thích vẽ, đặc biệt là vẽ tranh hoạt hình. Mà chúng tôi cũng chẳng ai chịu yên phận cam chịu cuộc sống. Bắt đầu khởi nghiệp hứa hẹn một việc đại cát đại lợi. chúng tôi đều tự thưởng cho mình làm ông bà chủ. Những ngày đầu chúng tôi rất khí thế vào hẳn gần trung tâm thành phố thuê một căn phòng hai tầng chuẩn bị một cơ ngơi bề thế.
Qua vài tháng chúng tôi cũng phát hiện ra tài chính kinh tế lâm vào tình trạng o ép, khách hàng thưa thớt, tiền thu về càng ngày càng ít. Không đủ khả năng duy trì cái văn phòng to đẹp ấy nữa. Lực bất tòng tâm nên đành chuyển văn phòng đến chỗ mới.
Tuy là một nơi xa một chút nhưng phòng làm việc có thể kiêm luôn vai trò của một ngôi nhà nhỏ. Căn phòng mới thuê năm trong khu tập thể số nhà 402 còn tạm được. Chủ nhà là một người khá hoàn cảnh. Đang lo lắng khoản tiền đóng học cao đẳng cho cậu con trai thì bố ông ta qua đời. Ngôi nhà do đó mà cũng thừa ra. Tôi và Trần Hồ Huy đến xem xét tình hình thì thấy ông chủ nhà này cũng không biết gì về ngôi nhà cho lắm. Vì có nhiều vấn để đều không trả lời chúng tôi được. Thế nên không tránh khỏi sự nghi ngờ của Trần Hồ Huy. Anh ta thì thầm.
- Ông ta phải chăng là một kẻ lừa đảo?
Ông chủ nhà hình như đoán thấy sự nghi ngờ của chúng tôi nên có đôi chút ngượng ngập giải thích. Bố ông là người tính lập dị, không chỉ hàng xóm mà đến cả cháu gái của mình cũng không muốn tiếp xúc. Cũng chỉ vì tôn trọng ý nguyện của bố nên ông đã đồng ý để bố được ở một mình.
Ra là vậy, hai chúng tôi cũng phần nào bớt lo lắng.
Xem qua căn phòng thì mọi điều kiện tạm ổn. Giá thuê nhà cũng hợp lý, chỉ có điều căn phòng quá bẩn thỉu: lông chim, thùng sọt, các góc cây điêu khắc chạm trổ, đá sỏi... rơi vãi khắp nơi. Ông lão này thu gom được đồ đạc với khối lượng và chủng loại cũng muôn màu muôn vẻ. Chủ nhà trấn tĩnh chúng tôi:
- Cứ yên tâm đi! Chỉ cần một loáng là tất cả sẽ được dọn dẹp sạch bóng.
Chúng tôi quyết định thuê căn nhà đó. Trong vài ngày sau, xe của công ty vận chuyển đến dọn hết đồ của chúng tôi về nhà mới. Những ngày đầu đã quá nhiều chuyện xảy đến với chúng tôi, không chỉ là việc của cái tủ sách mà con việc nữa cũng làm chúng tôi không vui.
Khi Khương Phượng đang hướng dẫn nhân viên công ty dọn nhà, có một người khoảng ba mươi tuổi dáng vẻ hơi gầy gò chủ động bước tới hỏi thăm.
- Xin chào! Cháu mới dọn đến hả?
Khương Phượng đáp:
- Vâng ạ! Thế chú cũng ở tòa nhà này à?
Người đàn ông gầy nói:
- Tôi ở tòa nhà bện cạnh, phòng 301! Thế còn các cháu?
Khương Phượng nhanh nhảu đáp:
- Dạ, phòng 402.
Vừa nói dứt lời Khương Phượng thấy sắc mặt của người đàn ông biến sắc, có vẻ rất ngạc nhiên, sững người một lúc rồi hỏi.
- Là căn phòng của ông già kì dị vừa chết?
Khương Phượng thản nhiên:
- Vâng, trước đúng là có một ông lão ở đây.
Người đàn ông lấy lại sắc thái bình thường, một lúc lâu sau than thở một câu:
- Các cháu ở đó cẩn thận đề phòng bất trắc...!
Buông thõng câu nói dở dang, người đàn ông bước đi.
Tối đến, việc dọn nhà làm chúng tôi mệt nên gọi mấy suất cơm hộp, rồi cùng ngồi xúm xít bên bàn ăn. Quay ra cười nhoẻn với tôi một cái Khương Phượng kể cho mọi người nghe về người đàn ông gầy gò sáng nay.
Vương Nhuệ có đôi chút căng thẳng:
- Biết đâu căn phòng này có gì đó bất ổn thật thì sao? Vừa có người chết, nên tiền thuê nhà mới rẻ.
Khương Phượng khua khua tay:
- Không có đâu, sức mấy mà đi tin những lời nói ấy? Chuyện huyễn hoặc!
Hoắc Hà tiếp lời:
- Mà biết đâu chính người đàn ông đó có vấn đề, thích bịa ra chuyện ma quỷ để dọa hàng xóm?
Tôi ngồi im thin thít ngẫm về cái giá sách...
Cái gương to trên ban công giờ đã kê trong phòng khách. Khúc tượng gỗ được Vương Nhuệ lau sạch sẽ, đặt trong phòng anh ta.
Giữa lời bàn tán của mọi người tôi vẫn chưa hiểu lý do vì sao cứ mỗi lần nhìn thấy cái giá sách là sống lưng của tôi lại lạnh toát.
Cả đêm hôm ấy, tôi không ngủ nổi. Thời tiết thật nóng bức, khó chịu. Bên ngoài cửa sổ, bọn mèo đêm đi hoang cất lên những tiếng kêu ghê rợn.
Trăn trở mãi rồi cũng thiếp đi, ba phòng ngủ một phòng khách thênh thang mà nằm cả tiếng rồi tôi vẫn thấy không khí bí bách. Không còn biết trời đất là gì nữa thì tôi bỗng bừng tỉnh. Muốn ngồi dậy vươn tay vươn chân một lúc nhưng cảm giác toàn thân như bị cuốn chặt. Chân tay động đậy chạm ngay vào cái gì đó cứng nhắc. Tôi gắng hết sức đẩy cái vật lạ đó đi mà không tài nào đẩy nổi, lấy lại bình tĩnh, thử làm lại nhưng vẫn vô ích: tôi bị nhốt trong một cái thùng gỗ.
Nhưng thực sự thì là cái gì?
Thùng gỗ hay quan tài, cùng lúc đó sực lên cái mùi thối rữa. Chính là cái mùi mà sáng nay tôi vừa ngửi thấy. Cái giá sách, tôi đang bị nhốt trong giá sách. Toàn thân tôi nổi da gà, dựng tóc gáy, tim đập thình thịch, tất cả hình ảnh đáng sợ bao trùm lên suy nghĩ hoảng loạn của tôi.
Tôi bị nhốt trong tủ sách! Chính cái tủ sách đấy!
Tôi gồng hết sức mình, muốn thoát ra khỏi nơi đây. Nhưng trong cái tư thế chật chội này tôi thật là lực bất tòng tâm. Sự hoang mang hơi thở gấp gáp vang đi vọng lại trong cái tủ sách chết tiệt này! Cứu tôi! Cứu tôi với!
Tôi gào thét mà không thấy cổ họng mình phát ra bất cứ thứ âm thanh nào. Xung quanh vẫn chỉ là một màn đêm đen kịt. Ngoài cảm giác chật chội và thứ mùi hôi thối này ra tôi không còn một cảm nhận gì nữa. Trong cơn hoảng loạn tôi mới thấm cảm giác yếu mềm khi xưa. Một cận bé tám tuổi vùng vẫy trong nước mà không có cách nào tìm lại được thăng bằng. Trong mênh mang biển nước làm tôi thấm thía được thế nào là tuyệt vọng.
Cuối cùng cũng tỉnh thật, lần này là tỉnh lại thật. Tôi chưa bao giờ thấy biết ơn vì đã tỉnh lại như lần này.
Gượng dậy bật đèn, tôi không kìm nổi mình thở phào nhẹ nhõm, cũng không dám ngủ tiếp nữa. Nhìn lên đồng hồ, mới ba giờ sáng, vậy mà tôi tưởng như mình đã bị nhốt trong cái giá sách đó cả mấy ngày mấy đêm rồi. Trông bộ dạng của tôi chẳng khác gì vừa được vớt từ dưới nước lên. Toàn thân ướt đẫm mồ hôi, vớ được cái khăn lau qua cái mặt mà tim vẫn thình thịch sợ hãi.
Mở cửa ra tôi định đi tắm một cái thì nghe trên ban công có tiếng sột soạt. Ngay lập tức tôi nghĩ đến cái giá sách ma quái kia. Tôi chạy cuống cuồng về phòng, chẳng dám đi tắm nữa. Cứ như vậy mà qua một đêm.
Cuối cùng trời cũng sáng, tôi yên tâm hơn một chút mà ngủ. Sau một đêm mệt nhọc đặt người xuống, tôi như một hòn đá, không còn biết đến cả tiếng Khương Phượng gõ cửa nữa.
Khương Phượng ngủ dậy, đã mười giờ rồi mà rõ ràng tối qua cậu ấy đã đặt đồng hồ. Đặt buổi sáng chín giờ, cái đồng hồ cổ lỗ ngày nào cũng phải lên dây cót mới kêu. Nhưng âm thanh của nó thì to vô cùng. Mấy người cùng phòng đã mấy lần gạ gẫm đổi chác với cậu ấy đều bị cậu chàng từ chối.
- Đây là món đồ kỉ niệm từ ngày bố mẹ tôi yêu nhau nên nó rất ý nghĩa với tôi.”
Khương Phượng nói thêm:
- Đồng hồ báo thức mà không kêu thì đánh thức mọi người sao nổi?
Sáng ngày hôm đó đồng hồ không hề kêu để đánh thức Khương Phượng làm cậu ấy không khỏi cáu bẳn. Lẽ nào đã đến lúc nó dở chứng.
- Mày chỉ thỏ đến đây thôi sao?
Tính cầm cái đồng hồ đi sửa thì mới thấy là nó đã biến mất. Nó không còn ở dưới gối nữa rồi. Cái này thì lạ này: Khương Phượng nhớ rõ ràng là tự tay mình để đồng hồ dưới gối tối qua, trong lúc mê man cữa quậy đầu anh vẫn chạm vào nó cơ mà. Sao giờ này lại không thấy nữa? Tìm kỹ rồi vẫn không thấy đâu, bò cả xuống xem dưới gầm giường cũng không có. Anh ta tìm đến Trần Hồ Huy cùng phòng hỏi han. Thì câu trả lời là không biết. Hỏi đến cả hai người cùng phòng bên cũng chẳng có ai biết gì cả. Lúc này Vương Nhuệ cũng hậm hực nói rằng mình bị mất đôi tất. Cậu thề rằng vừa lấy đôi tất sạch ra vắt lên thành ghế bên cạnh giường, giờ thì không thấy.
Chỉ một đêm đầu đến nhà mới mà đã mất hai món đồ, thật là lảm người ta tức quá đi. Mọi người cùng bới tung mọi ngóc ngách nhưng chẳng thấy tăm tích gì. Khương Phượng để ý đến cánh cửa phòng tôi vẫn khóa im lìm.
Vương Nhuệ nói:
- Có lẽ nào hôm qua chúng ta cười nhạo anh ta nên anh ta trút giận trả thù chúng ta chăng?
Trần Hồ Huy lắc đầu, nói rằng tôi cũng không đến nỗi nhỏ mọn vậy, hơn nữa nếu đã vậy thì giáu cái gì chứ giấu đôi tất thì chẵng bõ.
Nếu là tôi “Chí ít thì cũng phải cái điện thoại.”
Mọi người đều thấy câu nói này có lý.
Khương Phượng không cam tâm vẫn muốn tim tôi hỏi lại cho ra ngô ra khoai. Nhưng gõ cửa thế nào cũng không thấy trong phòng có động tĩnh gì cả, chỉ vọng ra tiếng ngày ngủ nên anh ta đành bỏ đi.
Khương Phượng bất lực than vãn:
- Anh ta ngủ thật như một con lợn!
Tôi ngủ một mạch đến chiều. Các đồng sự ai vào chỗ người đấy bật máy lên làm việc hết rồi. Gần đây chúng tôi có vài vụ làm ăn nhỏ, làm một bộ thiết kế về chuyện tranh anh hùng. Nhà sách yêu cầu là phải theo phong cách Nhật, việc cũng chẳng gấp nếu không bị mất mấy ngày dọn nhà. Vì thế chúng tôi phải gấp rút hoàn thành kế hoạch. Giờ mới dậy tôi không tránh khỏi ngượng ngập vì lười biếng. Ăn qua loa ít bánh mì và sữa, chào hỏi các đồng nghiệp, Khương Phượng dợi người đến là hỏi ngay việc mất món đồ, nhưng tiếc là hỏi gì tôi cũng không biết.
Khương Phượng quay ra chửi thề:
- Cái quỷ quái gì đang diễn ra?
Rồi không nói gì thêm nữa.
Đồng hồ và tất cũng chẳng đáng giá gì, có mất cũng chẳng tiếc. Nhà có ma! Trong lòng tôi vẫn thấy rờn rợn nghĩ đến chuyện đêm qua và âm thanh từ ban công vọng lại. Lẽ nào vẫn liên quan đến giá sách. Tôi định nói với Khương Phượng nhưng lại ngại bị anh ta chế giễu, chẳng nói ra nữa, giữ trong lòng vậy. Khương Phượng mua một cái đồng hồ mới, Vương Nhuệ đổi đôi tất khác, mọi chuyện như chưa hề diễn ra. Hoắc Hà gợi ý, biết đâu ngày mai đồng hồ lại kêu lên ở đâu đó.
Khương Phượng chẳng lấy gì làm vui vẻ, nói:
- Mỗi lần lên dây cót chỉ dùng được một lần.
Tôi cũng không còn mơ thấy ác mộng nữa. Mỗi ngày chỉ biết trấn an mình. Xem có ai bị mất đồ thêm nữa không, nhưng ba ngày liên tiếp không có chuyện gì xảy ra cả, xem ra cái đêm hôm mất đồ chỉ là một sự tình cờ, mà cũng có lẽ tại hai người họ nhớ nhầm, lẫn lộn lung tung. Tôi do đó cũng an tâm hơn. Công việc cũng thuận lợi đi đến thành công. Đối tác rất vui vẻ và hẹn sau nữa tháng sẽ thanh quyết toán hết, mọi việc diễn ra thật tốt đẹp. Thế mà qua được vài hôm lại bị mất đồ, lần này là chai nước hoa của Trần Hồ Huy. Hoắc Hà mới làm quen được với một cô gái trên mạng hôm nay là buổi đầu tiên hẹn hò nhưng anh ta có một nhược điểm là cơ thể nặng mùi. Sợ khiến cô bé ấn tượng không tốt.
Trần Hồ Huy “Tôi có một lọ nước hoa vẫn chưa dùng”
Lấy đưa Hoắc Hà dùng mà đi cưa cẩm. Nhưng đến lúc tìm thì không thấy. Trần Hồ Huy sững sờ:
- Rõ ràng tôi để trong ngăn kéo, hôm dọn nhà vẫn thấy ở đây, giờ biến đâu mất rồi.
Hoắc Hà cũng tìm giúp mà không thấy nên đành đi không vậy. Tối Hoắc Hà nhăn mặt trở về: buổi gặp mặt có vẻ không như mong đợi. Đám chúng tôi không nhịn nổi lại bàn tán về món đồ mất tích.
Khương Phượng giáo đao:
- Mấy hôm trước chúng ta không biết mất đồ mà rất có thể là do đó là những thứ không hay sử dụng nên mọi người không ai để ý, bây giờ mọi người cùng xem xét kĩ lại.
Lục lọi đồ đạc mới phát hiện còn mất thêm vài món đồ nữa. Khương Phượng bị mất cái đĩa CD mà cậu thích nhất. Hoắc Hà mất cái bưu thiếp quan trọng. Vương Nhuệ cũng thấy thiếu thiếu món đồ gì đó.
Họ hỏi đến tôi “Tôi, tôi bị mất một bên hoa tai!”
Tất cả chúng tôi họp lại đều cảm thấy ở đây rất kỳ lạ, đến giờ phút này vẫn chưa thấy mất tiền, cũng không mất đồ gì giá trị. Nhưng tức một nỗi đó đều là những món đồ đã và đang dùng đến. Chúng tôi ai cũng bị mất thứ gì đó. Đấy là cả sự vô lý. Những lúc bình thường sơ hở phòng không có ai đã đành nhưng đợt này vì vẻ Soho cả bọn ở nhà cả ngày có ai đó dám lấy đồ đi ngay trước mũi chúng tôi.
Hoắc Hà nói:
- Hay gặp phải ai đó tâm lý biến thái cố tình dựng chuyện?
Hà vốn dĩ thích đọc chuyện trinh thám nên có việc gì xảy ra là nghĩ ngay đến điều không bình thường.
Vương Nhuệ cũng nói:
- Có thể là con vật gì đó thích tha những món đồ nhỏ đi giấu đâu đó, ví dụ chim, khỉ hay đại loại như thế.
- Có thể lắm chứ, có người trong lòng biến thái nuôi một con chim, hay khỉ chuyên đi ăn cắp vặt của chúng ta.
Khương Phượng giọng pha chút tức giận:
-n Con chim hay con khỉ đó nó còn có thể tàng hình, có thể vào nhà qua khe cửa bảo vệ, hay có thể mở cánh cửa vào nhà mà không bị chúng ta phát hiện.
Nói đến đây, chúng tôi càng thấy ông chủ căn nhà này rõ ràng là người không bình thường. Lắp cái cửa bảo vệ gì mà thô kệch, kỳ cục, xấu xí, lưới bảo vệ nhỏ tí, kín mít mà có tận ba cái khóa!
Khương Phượng hỏi tôi:
- Vương Thổ, cậu có ý kiến gì không?
Tôi nghe ngóng một lúc lúng túng trả lời:
- Tôi cũng chẳng biết nữa, cũng chẳng biết sao lại mất đồ nữa.
Khương Phượng không tò mò nhìn tôi:
- Cậu có sao không? Sắc mặt có vẻ không khỏe?
- Tôi... tôi hơi đau dạ dày, tôi về nằm nghỉ một lúc”.
Nói xong, tôi đứng dậy về phòng.
- Có cần uống thuốc không? Tôi nghe Trần Hồ Huy gọi với theo.
Nhưng tôi chẳng nghe rõ anh ta nói gì cả, cứ thế đóng cửa lại.
Vì sao có mỗi tôi là không mất đồ?
Tôi nằm vật trên giường mà toàn thân thấy toát mồ hôi hột. Những việc này có liên quan đến tôi chăng? Tôi có một linh cảm có cái gì đó đang làm hỗn loạn suy nghĩ của mình như có ghềnh đá ngăn dòng chảy của nước, ngăn dòng suy nghĩ của tôi, làm tinh thần tôi không yên. Nhưng tôi cũng không sao làm tan biến nỗi ám ảnh đó được, cái cảm giác miên man này thật sự là đau khổ.
Mà tôi đang sợ hãi cái gì?
Trước lúc ngủ tôi mới nghĩ ra điều gì đã bám đuổi làm tôi bất an trong suốt thời gian qua.
Giá sách! Có liên quan đến cái giá sách.
Hai ngày sau đó, đồ đạc của năm người họ vẫn cứ lần lượt mất tích. Mà tôi thì vẫn cứ không mất gì. Tôi cũng đã mấy lần muốn mở cái ngăn tủ của giá sách ra kiểm tra, không hiểu vì sao nhưng đúng là tôi không có cái gan đó. Nhưng cái giá sách đó cuối cùng cũng bị mở ra. Ngày hôm đó, điện thoại di động của Hoắc Hà bị mất. Chiếc Nokia 3230 vừa mới mua được hai tháng, nếu mà mất thì thật là làm người ta quá xót xa.
Hoắc Hà liên tiếp bấm gọi vào số điện thoại của anh ta.
Không hề tắt máy.
Cả đám bọn tôi tìm loạn cả phòng, căng hết cả tai lên nghe ngóng. Vương Nhuệ nghe thấy nhạc chuông “Trư Bát Giới cõng vợ” từ trên ban công vọng xuống. Cả nhóm chạy lên ban công nghe cho rõ ràng.
Âm thanh đó đúng là từ cái giá sách vọng ra.
Hoắc Hà dập máy phi lên ban công, vẻ phẫn nộ đạp mạnh vào cửa tủ. Nào có nghĩ rằng cái tủ cũ mèm này lại chắc chắn đến vậy, nó không có hề hấn vết tích gì. Thế mà suýt chút nữa đã làm cho chân của Hoắc Hà gãy rồi.
Trần Hồ Huy lên cậy cánh cửa ra, chiếc điện thoại vẫn sáng nhấp nháy báo có cuộc gọi nhỡ. Dưới chiếc điện thoại nào là đồng hồ, tất, nước hoa và tất cả. Đầy đủ những thứ mà mọi người mất trong suốt thời gian vừa qua.
Đúng là cái giá sách quỷ quái!
Tôi như quay cuồng giơ tay bám vội vào tường. Đồ đạc đã tìm lại, mọi người từ đó cũng vui lên nhiều. Cũng chẳng ai để ý đến tôi không hề vào tủ lấy đồ bị mất. Tôi nhẹ cả người. Vấn đề tiếp theo là nghiên cứu làm sao mà đồ đạc của chúng tôi chui vào trong cái tủ đó được.
Lần này thì chính Khương Phượng lại phủ nhận ý kiến lần trước của mình:
- Cũng thật lạ lùng, lẽ nào có con vật gì đó thích lấy những món đồ vặt vãnh này đem đi giấu?
Vương Nhuệ:
- Có lẽ nào là chuột? Có lẽ trước đây ông già chủ nhà thích huấn luyện chuột tha đồ?
Trần Hồ Huy:
- Nhưng mà đồ đạc cũng để cả trong ngăn kéo nữa cơ mà, chuột thì làm sao mà tha ra được?”
Tranh luận cả ngày mà chưa tìm ra cách giải thích nào hợp lý cả.
Hoắc Hà đột nhiên vỗ vào đầu một cái:
- Tôi nhớ ra một câu chuyện nhưng không dám chắc là có liên quan đến chuyện của chúng ta.
Hoắc Hà bắt đầu kể về hai nhà thám hiểm Nam Cực bị bão tuyết bao vây trong căn nhà tránh bão, mỗi ngày phải thay phiên nhau đứng bên ngoài phát tín hiệu cấp cứu. Nhưng tuyết to gió lớn, nên cũng chẳng có ai đến cứu họ cả. Mà người phụ trách phát tín hiệu cầu cứu lại bị sốt, càng ngày càng suy nhược. Buổi sáng ngày hôm đó, một trong những nhà thám hiểm tỉnh dậy phát hiện ra người bạn đồng hành của mình đã qua đời. Anh ta chỉ còn biết chôn bạn mình dưới tuyết. Rạng sáng ngày hôm sau, nhà thám hiểm mở mắt thấy bạn mình ngồi trên ghế, trong tư thế phát điện báo cứu viện. Nhà thám hiểm rất kinh ngạc. Nhưng vui mừng vì bạn mình vẫn chưa chết. Thế nhưng khi lại gần mới thấy đó chỉ là cái xác lạnh toát. Nhà thám hiểm thấy kinh hoàng nhưng không hiểu vì sao anh ta lại mang cái xác đi chôn. Đến ngày thứ ba, cái xác đó lại hiện ra vẫn với dáng vẻ cũ. Những ngày sau ngày nào cũng vậy, mỗi khi thức dậy nhà thám hiểm đều thấy xác của bạn mình từ dưới tuyết lạnh hiện về, ngồi trên ghế. Cũng không lâu sau nhà thám hiểm đó như phát điên đã dùng súng tự bắn vào đầu mình. Vương Nhuệ nghe xong câu chuyện còn nhếch mép cười.
Khương Phượng thấy thế làm tò mò gặng hỏi:
- Sao lại vậy, sao cái xác có thể tự chui ra khỏi quan tài?
Hoắc Hà im thin thít nửa ngày rồi mới nói:
- Nói cho mà nghe, đó là do chính nhà thám hiểm đó bị mộng du. Ban ngày thì chôn cái xác đó nhưng đêm đến bắt đầu mộng du, ra đào cái xác đó lên. Đặt ngồi vào ghế. Do chính anh ta dọa tâm thần anh ta đó chứ.
Khương Phượng há hốc:
- Ồ, cậu định nói trong số chúng ta có người bị bị mộng du, đem đồ giấu trong tủ?
Hoắc Hà lắc đầu:
- Do chỉ là một cách nghĩ mà thôi, chẳng ai có thể đảm bảo. Nhưng chúng ta bây giờ đã biết đạo tặc là cái giá sách này thì từ sau cứ đến thẳng đây mà lấy đồ là được rồi.
Trần Hồ Huy nói:
- Cũng không thể như thế mãi được. Tôi nghĩ căn nhà này thực sự có điều bí ẩn, chúng ta phải báo án?
Mọi người nghe thấy bào công an đều ngạc nhiên.
Khương Phượng liếc anh ta một cái:
- Báo án gì? Có việc cỏn con thế cũng báo án? Thế cậu nghĩ cảnh sát nhàn nhã không có việc gì làm mà đi phá những vụ án như thế này à? Đợi một thời gian nữa, chúng ta thu thập thêm thông tin xem sao.
Về phòng mình, tôi lại mốt hồn mất vía đứng sững sờ nửa ngày mà chẳng biết nên làm gì. Mộng du? Hay tôi chính là kẻ bị mộng du đấy? Tối hôm đó, tôi lại mơ thấy chuyện về cái giá sách nó như mọc thêm bốn cái chân đi đi lại lại trên ban công, rồi vào phòng của mọi người rất tự nhiên lục lọi đồ đạc.
Vài ngày trôi qua. Mọi người dần cũng quen với cuộc sống mất đồ hàng ngày. Vì chỉ cần mở cửa tủ ra là thấy. Hoắc Hà đưa ra ý kiến đem bán hay chôn cái giá sách đó đi cho rồi.
Khương Phượng phản đối:
- Thế nếu chúng ta lại mất đồ thì đi đâu tìm? Kẻ lấy đồ quen giấu đồ trong giá sách rồi vậy thì chúng ta cứ theo thế đi.
Mà nhất là khi mà năm người chúng tôi bây giờ có thói quen mới. Thói quen hàng ngày đoán xem món đồ gì đang giấu trong đó. Cũng có lúc trong tủ xuất hiện cả những món đồ rất lâu không được nhìn thấy, không được dùng đến. Do đó cũng có nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Khương Phượng đã từng tìm thấy cái ví cũ từ thời là sinh viên. Cô người yêu đầu tiên đã tặng anh món đồ kỉ niệm. Sau khi hai người đã chia tay. Khương Phượng đã đem đốt hết những đồ mà người yêu tặng, chỉ còn có chiếc ví là anh luyến tiếc giữ lại. Hồi ức về một thời trai trẻ đã qua như sống lại. Anh ta có vẻ buồn buồn, buổi tối kéo tất cả chúng tôi đi nhậu. Đến đây cái tủ có vẻ không còn là nỗi phiền muộn của chúng tôi nữa. Mà nó như một thứ gia vị của cuộc sống. Vương Nhuệ đùa vui, nhưng mà cái giá sách này vẫn chưa thần thông quảng đại đến độ nếu biết mọi người tìm kiếm cái gì thì đem thứ đó giấu vào bụng thì tiện hơn bao nhiêu. Nhưng nó có một điểm không tốt đó là cái mùi thum thủm, cái mùi mà như thể bị chôn vùi vài chục năm dưới đất, cũng đã dùng đủ mọi cách khử mùi mà không tài nào hết nổi. Cũng chỉ có tôi không thích cái giá sách đó, nhưng không phải vì từ trước đến giờ tôi không bị mất đồ. Mà vì tôi không sao quên được đôi mắt của bức tượng gỗ ấy. Tuy rằng trong thâm tâm đã hơn một nghìn lần, hơn một vạn lần tôi an ủi mình.
“Chỉ là hoang tưởng, hoang tưởng, sự thật là đôi mắt đằng đằng sát khi cũng chỉ là tưởng tượng.”
Thật ra điều mà làm tôi không yên còn có cả cơn ác mộng hàng đêm. Trông đêm tối, trong không gian chật hẹp, cảm giác của một con người co quắp là gì? Như là ở trong quan tài, mà cũng phải để người ta được duỗi thẳng tay chân chứ? Từ trước đến giờ tôi không hề nghĩ mình bị hội chứng khủng hoảng kinh dị. Nhưng kể từ cái đêm ác mộng và sau đó có mê lại vài lần như thế nữa tôi bắt đầu nghĩ mình đã mắc phải bệnh khủng hoảng tinh thần. Trong mơ lúc thì tôi bị nhốt trong thùng sắt, lúc thì bị ấn trong mấy giặt, lúc còn bị nhét trong tủ lạnh. Toàn là những nơi mà nhét con người vào thì quả là hãi hùng. Có lần tôi còn phát hiện ra mình bị nhốt trong máy tính, trước màn hành máy tính có một người lạ. Người lạ đó đang làm gì với cái bàn phím và mấy cái giắc cấm mà không hề để ý đến dấu vết và tín hiệu của tôi. Ấy nhưng tôi không hề mơ thấy cái giá sách nữa. Tôi cũng chẳng lấy thế mà an tâm mà vẫn lo lắng rằng có ngày cái giá sách sẽ lại xuất hiện há hốc nuốt chửng tôi vào trong. Trước lúc ngủ tôi đã buộc một bên cánh tay mình vào cạnh giường. Tự kiểm tra xem có phải mình đang mê.
Sáng dậy dây vẫn còn nhưng tôi vẫn không yên tâm, sợ rằng tự mình đã tháo dây ra, sau khi mê man lại dậy buộc lại. Cũng tựa như câu chuyện của Hoắc Hà đấy thôi. Tôi trốn đi bệnh viện kiểm tra xem thật sự mình có bị bệnh tật gì không? Kết quả kiểm tra là tôi hoàn toàn bình thường. Đã thế thì tôi cũng mặc. Muốn ra sao thì ra.
Ở đây được hai tháng, chúng tôi thu về một khoảng lợi nhuận ai nấy đều rất vui nên đã quyết định đi chơi đâu đó hai ngày để thay đổi không khí. Lên mạng tìm ra một nơi phong cảnh đẹp mà cũng không xa thành phố lắm. Ở đó hít thở không khí trong lành và thư giãn tinh thần rất hợp.
Ở hai ngày trong nhà gỗ giữa rừng, chúng tôi phóng tầm mắt ngắm hoa lá vô tận, non xanh nước biếc. Sắp phải về thì chúng tôi nghe được tin sạt núi nên bị tắc đường. Tạm thời đường chưa thông. Năm người chúng tôi không ngần ngại: đã vậy thì chơi thêm vài ngày!
Khương Phượng vỗ tay xuống bàn:
- Hôm nay nướng thịt dê, ngủ ngoài rừng!
Nửa đêm, chúng tôi ngồi bên đống lửa nướng thịt dê. Vì không có kinh nghiệm nên thịt chúng tôi nướng không bị cháy thì sống. May mà có đống lửa không thì chơi mất vui, vả lại ăn uống giờ này cũng không còn quan trọng nữa rồi. Hoắc Hà mang theo cây đàn ghita. Tiếng đàn hòa với chất giọng eo éo của năm đứa chúng tôi chẳng khác bầy chom cho lắm. Ăn chơi mệt rồi, gào thét mệt rồi, uống cạn hết sạch bia rồi mỗi người chui vào một cái túi ngủ trông giống hệt như cái bánh chưng.
Tôi uống hơi nhiều bia, thấy nặng nặng đầu mà người thì bay bay, nhắm mắt cái là ngủ. Một lúc sau tôi lại ngửi thấy cái mùi hôi thối ấy.
Tôi lại bọ nhốt trong giá sách?
Ngay lập tức tôi choàng tỉnh, thử cử động tay chân. Đúng thật, tôi đúng lại bị nhốt trong giá sách thật. Mà lạ thật đến bây giờ vẫn còn cái mùi thối rữa. Tôi để ý thấy như có cái gì đó mềm mềm, nhơn nhớt, lông lá ngay bên cạnh eo của tôi.
Đây là cái gì?
Lần này thì tôi không còn như lần trước hết hồn hết vía nữa, vì tôi cũng biết đây chỉ là mê mà thôi. Sợ hãi thì ít mà không biết làm cách nào thoát ra khỏi đống hôi thối này thì nhiều. Đột nhiên, tiếng chuông cữa kêu, có một súc mạnh dùng sức lực kéo cánh cửa ra.
Ai?
Rất nhanh cánh cửa được mở ra, ánh trăng theo đó vào phòng. Dưới ánh sáng trăng tôi kinh hoàng nhìn vào đôi mắt đầy sát khí. Ánh mắt này quen quen, có vẻ như đã bắt gặp ở đâu đó.
Chính là bức tượng gỗ.
Bức tượng gỗ thô kệch nhìn chằm chằm vào tôi từ ngoài cửa. Cái nhìn ác ý và lạnh đạm. Đôi mắt trắng dã nhưng phảng phất một cái nhìn chờ đợi.
Tôi như muốn kêu gào nhưng không sao thét ra nổi một âm thanh gì cả. Cũng như muốn chuyển mình càng không động đậy nổi dù chỉ là một sợi lông. Bức tượng gỗ ấy nhìn tôi như thể một con mèo nhìn một con chuột chảy nước miếng.
Nhà ngươi muốn gì?
Tôi như thấy tim gan mình muốn nổ tung ra.
Hửng sáng tượng gỗ cũng biến mất, mùi hôi thối theo đó cũng biến mất. Chỉ còn ánh trăng trong nước lênh láng khắp nơi.
Tôi đã tỉnh dậy rồi sao?
Vậy sao chân tay chưa động đậy được.
Mãi một lúc, tôi mới chợt nhớ mình đang nằm trong túi ngủ, không tự nhịn được cười chế giễu chính mình. Toàn thân vã mồ hôi làm ướt cái tùi, không ngủ được nữa rồi, tôi uể oải đứng dậy đi ra chỗ đống lửa trại tối quá, thổi thổi nhóm nhóm cũng bùng lên được ngọn lửa lom đom. Tôi nằm bên cạnh đống lửa hong cho khô mồ hôi.
Trời sáng, đường thông. Chúng tôi quay lại đúng hành trình. Suốt dọc đường bốn người bọn họ không ngớt cười nói vùi đùa. Chỉ có tôi là im lặng tựa vào ghế và đầu thì gật gù như gà mổ thóc để biểu thị tán đồng câu chuyện.
Về đến nhà vào khoảng 3 giờ chiều. Mới đến cầu thang đã thấy khắp nơi dán tờ rơi tìm chó lạc. Thì ra chú chó nuôi hơn bốn năm của nhà hàng xóm bị mất tích. Nhìn thời gian mất tích thì đúng vào đêm chúng tôi đi picnic. Chu1 chó này rất ngoan, rất bện chủ, trở thành thành viên không thể thiếu trong gia đình. Tự nhiên biến mất làm gia chủ cũng phần nào cuống quýt. Tờ rơi tìm chó được in bằng màu. Trên cùng có dòng chữ rất rõ ràng “Mướp Mướp” (tên con chó). Xem ra chủ nhà rất thiết tha tìm lại chó vì bên dưới còn viết rõ, hậu tạ tiền mặt hai vạn tệ.
- Với số tiền ấy có thể nuôi sống năm miệng ăn.
Khương Phượng đùa vui:
- Thôi chúng ta đừng về nhà nữa, ngay lập tức đi tìm con chó ấy. Tìm thấy mình có thể nghỉ luôn hai tháng.
Nhưng trong số chúng tôi cũng chẳng ai nghĩ con chó ấy bị chúng tôi tìm thấy thật.
Vương Nhuệ cắm chìa khóa vào ổ, bổng cau mày nói:
- Trong phòng có mùi gì lạ?
Bốn chúng tôi bước chân vào cũng ngửi ngay thấy mùi lạ. Như có thứ gì đó bị thối nát.
Khương Phượng hỏi:
- Nhà chúng ta có chuột không?
- Có lẽ nào chúng ta đi xa mấy ngày nên bọn chuột bị bỏ đói chết lăn quay ra rồi.
- Cũng khó nói.”
Hoắc Hà nói “Mà không chắc cũng có thể chính là con chuột mà vẫn tha đồ của chúng ta thì sao?”
Câu nói vừa dứt làm chúng tôi nhớ ra. Tất cả cùng nhìn ra ban công. Mở cửa ban công, thì quả nhiên mùi hôi thối bốc lên sặc sụa. Chẳng cần suy nghĩ chúng tôi cùng nhìn cái giá sách như cảm thấy có ẩn chứa điều gì. Tôi như cảm thấy tứ chi lạnh buốt nhớ về giấc mơ đêm qua, nghĩ về cái vắt qua eo tôi mềm mềm nhiều lông và nhớp nháp ấy bốc lên thứ mùi khăn khẳn. Nhưng không phải là thật! Mở được cánh cửa tủ ngay lập tức mùi hôi tanh xộc lên khắp phòng. Trần Hồ Huy bịt mồm lao thẳng vào nhà vệ sinh.
Con Mướp nằm gọn trong tủ, thè lưỡi trợn mắt, toàn thân thối rữa và rỉ ra thứ nước vàng khè. Chủ nhân của nó không thể sống cùng nó được nữa rồi. Thật đau buồn. Chú chó bị nhốt trong giá sách.
Bốn chúng tôi bịt mũi lại, Trần Hồ Huy sau khi dốc hết ruột gan nôn ra hết mặt mày vẫn còn tái nhợt. Năm chúng tôi im lặng nhìn nhau cũng không biết nói gì. Sao có thể vậy được? Tôi chỉ là nằm mơ. Sao có thể thành sự thật được?
- rước hết tôi nghĩ phải vứt xác con chó đi đã. Khương Phượng nói và bắt tay ngay đi tìm giẻ lau, giấy vệ sinh, túi nilông.
- Từ từ đã! Muốn bị người ta bắt được à? Vương Nhuệ tóm lấy tay anh ta và quát.
- Thối như thế này chắc chắn bị phát hiện. Mà nếu chủ nhân con chó phát hiện ra thì chẳng cần biết mô tê gì sẽ khép cậu vào cái tội giết hại chó của người ta!
Khương Phượng:
- Rõ ràng là giá sách giết nó chứ chúng ta nào có liên quan gì đâu?
Vương Nhuệ:
- Ai tin cậu? Cái giá sách nhà tôi biết tự ăn trộm đồ. Cậu định để người ta bắt cậu vào bệnh viện tâm thần hả?
Mà nói thì cũng có lý thật.
Chúng tôi bịt khẩu trang thu dọn cái xác. Cẩn thận đút qua rất nhiều lần túi nilông định để đến tối mới mang đi chôn.
Lau chùi xong Khương Phượng than:
- Cũng may mà là một con chó chứ nó mà là một mạng người thì...
Chúng tôi đều thừ người ra.
Hoắc Hà:
- Nếu mà là người thật thì làm sao mà nhét vừa cái chỗ bé tí thế này được?
Nghe câu nói đó mà khí lạnh chạy khắp người tôi từ tay chân lên thẳng đỉnh đầu. Thế sao tôi lại bị nhốt vừa trong đó. Tôi vắt óc nghĩ ngay đến cảnh tượng của hai cơn ác mộng. Tôi có vẻ nằm cuộn rất tròn nhưng kể cả là diễn viên xiếc cũng không thể tròn hơn được nữa. Trời, vậy là tay chân tôi đều bị chặt ra vứt vào đó chăng? Bên cạnh Vương Nhuệ đang chỉ trích Khương Phượng.
- Chỉ được cái nói linh tinh, nếu thật có người bị nhét vào trong đó thì sao?
Cái giả thiết đó mới hãi hùng làm sao. Bấy giờ chỉ có thể khẳng định một điều duy nhất đó là việc mất mất đồ mọi khi là không liên quan gì đến chứng bệnh mộng du như đã nói. Vì tất cả chúng tôi đều ở xa tít tắp ngắm trời ngắm đất.
Lúc nửa đêm, chúng tôi như kẻ cắp kẻ trộm tha cái xác xuống dưới nhà ném vào thùng rác. Trần Hồ Huy còn cẩn thận ném thêm vài túi rác lên trên để che đi cái xác.
Về sau con chó chét có bị phát hiện hay không chúng tôi đều không biết. Nhưng trong lòng chúng tôi đều bị ám ảnh và sợ hãi rằng không biết trong cái giá sách ấy còn có thể xuất hiện món đồ gì đáng sợ hơn nữa.
Sau khi thương lượng, cả nhóm chúng tôi quyết định đem vứt cái giá sách đi. Gắng hết sức bê đi thì chúng tôi đều nhận ra giá sách đã bị đóng đinh rất tốt. Nếu muốn gỡ được nó ra cũng tốn công sức lắm đây. Hết đêm thứ nhất